Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Các xét nghiệm trong thai kỳ

08:28:10 06/06/2008

Để xác định sớm tình hình sức khỏe của thai nhi, thông thường bác sĩ sẽ cho thai phụ làm các xét nghiệm tiền sản trong cả quá trình mang thai.

Có rất nhiều loại xét nghiệm và bạn sẽ không phải làm hết tất cả các xét nghiệm này, trừ khi bác sĩ có biểu hiện nghi ngờ về sức khỏe của thai nhi (các căn bệnh tiềm ẩn…).

Các xét nghiệm tiền sản được chia ra làm 2 loại chính: xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chuẩn đoán. Các xét nghiệm tầm soát chỉ cho thấy khả năng mắc bệnh của thai nhi còn xét nghiệm chuẩn đoán để khẳng định kết quả.

Xét nghiệm tầm soát

Siêu âm xuyên gáy:

Siêu âm xuyên gáy có thể được thực hiện từ rất sớm khi thai nhi được 11 – 14 tuần tuổi.

Bằng cách siêu âm tập trung vào gáy của thai nhi, bác sĩ có thể chỉ ra những nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi (hội chứng Down, tim bẩm sinh…).

Xét nghiệm HCG:

Được tiến hành khi thai nhi được khoảng 15 – 16 tuần tuổi.

Xét nghiệm này tiến hành kiểm tra mẫu máu của mẹ để phát hiện lượng HCG. Nếu lượng HCG quá cao thì thai phụ có thể đa thai (thai đôi, thai ba).

Ngoài ra, cùng với AFP và estriol, HCG cũng góp phần kiểm tra dị tật của thai nhi (bệnh Down). Nếu có nguy cơ cao, thai phụ sẽ phải làm tiếp xét nghiệm chọc dò ối để khẳng định kết quả.

Xét nghiệm AFP:

Đây là xét nghiệm máu khi thai nhi được 15 – 16 tuần tuổi nhằm định lượng mức alphafetoprotein.

Xét nghiệm này có thể chỉ điểm cho các nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh, thai không đầu (thiếu não) hay nguy cơ bệnh Down.

Xét nghiệm Glucose máu:

Hầu hết các thai phụ đều được thử đường huyết trong suốt thai kỳ. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra xem liệu thai phụ có bị tiểu đường hay không.

Xét nghiệm chuẩn đoán

Siêu âm màu:

Siêu âm này được thực hiện khi thai nhi có vẻ còn nhỏ so với tuổi thai hay thai chậm phát triển.

Siêu âm này cũng góp phần phát hiện các dị tật của thai nhi như bệnh Down, tim bẩm sinh, bất thường ống thần kinh…

Chọc dò ối:

Vào khoảng tuần thứ 18, một mẫu nước ối trong tử cung thai phụ sẽ được lấy ra để làm xét nghiệm nhằm phát hiện hội chứng Down (kết hợp với siêu âm để khẳng định 60% nguy cơ Down ở thai nhi).

Với các thai phụ từ 35 tuổi trở lên, nguy cơ sinh con bị rối loạn về gen hoặc nhiễm sắc thể là rất cao. Vì vậy, xét nghiệm này được khuyến cáo các thai phụ (đặc biệt là từ 35 – 40 tuổi) tham gia.

Chọc dò ối có thể gây ra khoảng 2% nguy cơ  sảy ở thai nhi.

Lấy mẫu màng nhau (CVS):

Xét nghiệm tiến hành khi thai nhi được khoảng 11 – 13 tuần tuổi.

Xét nghiệm này tương tự như chọc dò ối, cùng để tìm ra các khiếm khuyết nhiễm sắc thể ở thai nhi. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường không được áp dụng mấy dù có ưu điểm là cho kết quả sớm trong vòng 1 tuần. Thông thường, nếu thai phụ ít dịch ối thì có thể làm xét nghiệm này.

Tỷ lệ sảy thai do xét nghiệm này là khoảng 1%.

Chọc dò cuống rốn:

Xét nghiệm này phân tích mẫu máu của thai nhi thông qua đường dây rốn, dùng để đánh giá lượng oxygen thấp trong máu thai hoặc thai nhi bị thiếu máu.

Xét nghiệm này cũng góp phần xác định xem liệu hệ miễn dịch của mẹ có phản ứng một cách bất lợi cho thai nhi hay không.

Nếu thai nhi bị nhiễm sởi, nhiễm toxoplasma hay bệnh mụn rộp thì xét nghiệm này cũng phát hiện được.

 Minh Châu (mevabe.net)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo