- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Táo bón và trĩ ở bà bầu
Táo bón và trĩ là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy không quá nghiêm trọng, nhưng nó gây nên nỗi khó chịu dai dẳng cho bạn trong suốt 9 tháng 10 ngày của thai kỳ.
Nguyên nhân gây táo bón – trĩ
Táo bón:
Táo bón là hiện tượng thức ăn lưu cữu trong ruột lâu ngày tạo thành các độc tố, gốc tự do, chất béo bão hòa. Những chất này không chỉ ảnh hưởng đến đường ruột, gây táo bón mà còn có nguy cơ bị lên men hoặc là tái hấp thu vào trong máu gây mỡ máu cao.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở phụ nữ mang thai có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do nồng độ quá cao của progesterone trong cơ thể thai phụ; do kích thước tử cung tăng lên chèn ép các cơ quan trong ổ bụng; do thai phụ ít vận động; thai phụ bị thiếu nước hay do uống viên sắt cũng có thể gây táo bón.
Thông thường, thai phụ hay bị táo bón khi ở vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
Trĩ:
Bệnh trĩ hình thành do tình trạng các tĩnh mạch trong thành hậu môn lớn ra (chứng giãn tĩnh mạch), thường là do táo kéo dài hay đôi khi do tiêu chảy.
Nguyên nhân cơ bản là giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, còn phải đến các nguyên nhân khác gây táo bón như chế độ ăn, hoạt động thể lực, tâm lý…
Chữa trị và phòng chống táo bón – trĩ
Chế độ ăn uống hợp lý:
Một chế độ ăn uống hợp lý lúc mang thai không chỉ giúp bạn giảm bớt những khó chịu của vấn đề táo bón, trĩ mà còn phòng tránh một cách hiệu quả hơn vấn đề này.
Bạn nên ăn nhiều rau củ và trái cây tươi để tăng lượng chất xơ cho cơ thể, đặc biệt là các loại hoa quả có tác dụng nhuận tràng như chuối chín, đu đủ chín, cà rốt, một số rau có màu đậm…
Để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể, bạn cũng có thể ăn thêm các loại bánh mĩ, ngũ cốc, đỗ…
Uống nhiều nước cũng giúp bạn hạn chế được táo bón. Theo các nghiên cứu, lượng nước mà thai phụ nên hấp thu là tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống thêm các loại nước trái cây tươi nhưng hạn chế uống cà phê, trà vì chúng có thể làm bạn mất nước.
Trong thời gian mang thai, bạn cũng cần phải uống viên sắt bổ sung – đây cũng là một nguyên nhân dễ gây táo bón – trĩ. Vì vậy, bạn nên uống thuốc sau bữa ăn và uống với thật nhiều nước.
Luyện tập mỗi ngày:
Cùng với chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng cần thường xuyên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, đặc biệt là luyện tập vùng hậu môn.
Bạn có thể chọn các hình thức vận động nhẹ nhàng như tập đi bộ thường xuyên, bơi lội hay tập thể dục để giúp kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hóa tốt hơn.
Thời điểm tập luyện tốt nhất là sau khi ngủ dậy. Mỗi lần tập, bạn có thể tập từ 15 – 30 phút và nên dừng lại nếu thấy mệt.
Massage bụng theo chiều kim đồng hồ rồi đổi chiều ngược lại bằng tay trái liên tục trong vòng 15 phút mỗi sáng khi vừa ngủ dậy cũng giúp bạn giảm táo bón – trĩ, đồng thời kích thích vị giác. Cần lưu ý nên uống một cốc nước đầy trước khi tập và vào nhà vệ sinh sau khi tập để tạo thói quen đi ngoài đều đặn mỗi ngày.
Điều trị bằng y học:
Khi có dấu hiệu bị táo bón – trĩ, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Càng để lâu, bệnh càng nặng và có thể biến chứng nguy hiểm (ung thư).
Bác sĩ có thể cho bạn dùng các chất làm mềm phân để giúp cải thiện tình trạng táo bón. Với tình trạng trĩ và xuất huyết, bác sĩ có thể tiêm một dịch kích thích xung quanh nơi tĩnh mạch phồng ra để gây co mạch.
Nếu cần thiết, bạn sẽ được nong hậu môn, tuy nhiên phương pháp này cần gây mê toàn thân. Trường hợp nặng nhất, bạn cần phải được phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc xổ. Việc dùng những loại thuốc này trong thời gian dài có thể gây rối loạn men tiêu hóa đường ruột dẫn đến tiêu chảy.
Khi bạn bị bệnh trĩ, bạn cần phải kiên trì điều trị cho dứt hẳn bệnh, tránh nguy cơ tái phát.
Một số lưy ý cần thiết
Nếu bạn đã bị trĩ từ trước khi có thai thì nên nói với bác sĩ để được giúp đỡ.
Bạn nên đi vệ sinh bất cứ lúc nào bạn cảm thấy có nhu cầu. Đừng nên cố gắng nín, nhịn vì sẽ dễ làm bạn bị táo bón.
Bạn không nên căng thẳng khi đi vệ sinh và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
Nếu trong quá trình luyện tập, bạn thấy có các dấu hiệu như choáng, chóng mặt, ngất; tim đập nhanh, thở dốc, mệt; chảy máu/nhớt âm đạo; dạ con co bóp mạnh; đau đầu; đau bụng, cứng vùng bụng thì nên ngừng ngay việc luyện tập và đi khám bác sĩ.
Nếu bạn mới trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và bị chảy máu âm đạo, dọa sảy thai, đa thai… thì cũng không nên luyện tập.
Để tránh bị táo bón, bạn cũng không nên đứng hoặc ngồi quá lâu và không nên mặc quần áo bó sát.
Minh Châu (mevabe.net)
- Massage cho bà bầu (07:24:00 12/06/2008)
- Đau lưng khi mang thai (13:19:00 10/06/2008)
- Luyện tập khi có thai (00:54:00 09/06/2008)
- Các xét nghiệm trong thai kỳ (08:48:00 06/06/2008)
- Lớp học tiền sản (07:36:00 05/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |