- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Song thai
Theo thống kê, cứ 100 phụ nữ mang thai thì có đến 2 người mang thai đôi. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh đôi, sinh ba, thậm chí sinh tư, sinh năm gia tăng đáng kể. Vậy những yếu tố nào quyết định sự hình thành thai đôi?
Nguyên nhân hình thành thai đôi
Gen di truyền:
Nếu trong gia đình bạn hoặc chồng bạn đã từng có tiền sử sinh đôi thì khả năng bạn sinh đôi sẽ cao hơn hẳn so với người khác. Tỷ lệ này sẽ còn tăng hơn nữa khi bạn được thừa hưởng gen di truyền từ chính mẹ bạn.
Tuổi của mẹ:
Khi bạn từ 35 tuổi trở lên, khả năng bạn sinh đôi sẽ cao hơn hẳn khi bạn mới 25 tuổi. Đặc biệt, từ 50 tuổi trở lên, bạn lại càng có nhiều khả năng đẻ sinh đôi, sinh ba.
Giải thích hiện tượng trên, các nhà khoa học cho rằng đó là do việc rụng trứng ở cơ thể người mẹ không được đều đặn như trước, dẫn đến việc tích tụ các hormone kích thích trứng rụng qua nhiều chu kỳ để rồi giải phóng đồng thời ở chu kỳ kế tiếp, gây nên hiện tượng rụng trứng ồ ạt.
Tác động của y học:
Những phụ nữ đang trong thời kỳ điều trị vô sinh hoặc đang chờ thụ tinh nhân tạo cũng có khả năng sinh đôi, sinh ba rất cao.
Nguyên nhân là do việc uống quá liều các hormone kích thích sinh sản trong khi điều trị dẫn đến việc nhiều trứng cùng rụng một lúc. Lúc đó, bác sĩ có thể “bỏ bớt” những trứng này đi hoặc để lại tùy theo yêu cầu của người mẹ. Thực tế đã có những người phụ nữ sinh tới 6, 7 bé cùng lúc.
Sự hình thành thai đôi
Sinh đôi cùng trứng:
1/3 các cặp sinh đôi là cùng trứng. Một trứng rụng và được thụ tinh bởi một tinh trùng như bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình phân chia tế bào của phôi xảy ra sự đột biến (ngẫu nhiên) gây tách thành 2 thai.
Tùy theo trứng tách ra chậm hay nhanh, thông thường 2 thai cùng chia xẻ một lá nhau. Nếu phôi phân chia sớm, 2 thai sẽ nằm trong 2 buồng ối khác nhau, ngược lại sẽ cùng chung một buồng ối. Trường hợp đặc biệt, khi phôi tách ra quá muộn sẽ có nguy cơ 2 thai bị dính liền.
Sinh đôi cùng trứng luôn luôn là cùng giới tính, cùng bộ mã di truyền và có ngoại hình giống hệt nhau.
Sinh đôi khác trứng:
Chiếm 2/3 tỷ lệ các cặp sinh đôi. Cơ thể người mẹ có 2 trứng rụng và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau. 2 tinh trùng này có thể đến từ 2 lần giao hợp khác nhau (do đó, có những trường hợp sinh đôi cùng mẹ khác bố). Mỗi thai nhi có một lá nhau riêng nhưng những lá nhau này có thể gắn kết với nhau.
Một nửa số sinh đôi khác trứng là 1 trai 1 gái, còn 1 nửa kia là 2 trai hoặc 2 gái. Sinh đôi khác trứng thường có tính di truyền về phía người mẹ, không loại trừ trường hợp do ảnh hưởng tuổi tác hay do số lần có thai của người mẹ…
Sinh đôi khác trứng có bộ mã di truyền khác nhau và ngoại hình không hoàn toàn giống nhau (chỉ như anh chị em ruột trong gia đình).
Dấu hiệu sinh đôi
Có một số dấu hiệu để nhận biết rõ việc bạn có sinh đôi hay không.
Tăng cân nhanh:
Trong 3 tháng đầu, bạn có thể lên cân rất nhanh. Đây được coi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn mang thai đôi.
Trực giác người mẹ:
Rất nhiều bà mẹ mang thai đôi đã cảm nhận được sự khác lạ ngay trong những ngày đầu thai kỳ.
Ốm nghén nặng hơn bình thường:
Bạn cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều so với lần mang thai trước (hoặc so với những thai phụ khác). Bạn nôn nhiều và nôn hầu như suốt cả ngày.
Bạn cảm thấy rất đói, ngực căng tức nhiều hơn, bụng to hơn hay đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Gia tăng kích thước tử cung:
Khi bạn có thai đôi, tử cung bạn sẽ tự phát triển to ra để phù hợp với việc nuôi dưỡng đồng thời 2 bé. Trung bình, tử cung sẽ đạt kích thước 38 – 40 cm phù hợp cho 1 thai nhi. Với 2 thai nhi, tử cung sẽ phải đạt đến kích thước là 48 cm.
Mức độ AFP (alpha fetoprotein)
Đây là một loại protein được giải phóng vào trong máu người mẹ khi thai nhi lớn dần lên. Mức độ này sẽ tăng cao hơn bình thường nếu bạn mang thai đôi.
Hàm lượng hormone sinh dục tăng cao:
Hormone sinh dục trong cơ thể mẹ sẽ giúp nuôi dưỡng trứng trong quá trình nhau thai phát triển. Hàm lượng này lớn đồng nghĩa với việc bạn có thể mang thai đôi hoặc nhiều hơn nữa.
2 tim thai khác nhau:
Trong khoảng 12 tuần đầu, bác sĩ có thể phân biệt được nhịp đập khác nhau của 2 tim thai trong cơ thể mẹ. Đến khoảng tuần thứ 28, việc phân biệt này lại càng dễ dàng hơn.
Kết quả siêu âm:
Kết quả siêu âm ở tuần thứ 6 sẽ giúp bạn nhận biết chắc chắn mình có sinh đôi hay không.
Mẹo giúp thụ thai đôi
Nếu bạn thực sự muốn có thai đôi và bỏ qua tất cả những khó khăn sẽ phải đối mặt, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Chế độ ăn uống:
Tinh bột sắn, khoai lang có chứa một hợp chất có khă năng kích thích nhiều trứng chín cùng lúc.
Uống sữa thường xuyên cũng làm tăng khả năng sinh đôi của bạn gấp 5 lần.
Thụ tinh trong ống nghiệm:
Các loại thuốc kích thích sự rụng trứng trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hoặc phương pháp thụ tinh kép để đề phòng khả năng thất bại có thể làm gia tăng tỷ lệ sinh đôi.
Sinh nhiều con:
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phụ nữ sinh đôi sau khi đã đẻ nhiều lần cao hơn hẳn so với những phụ nữ chưa sinh hoặc chỉ sinh một con.
Có thai trong thời kỳ cho con bú:
Quá trình tiết sữa trong thời kỳ cho con bú làm ức chế buồng trứng, dẫn đến việc bạn chậm kinh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn không thể có con trong giai đoạn này. Thực tế là, rất nhiều bà mẹ đang cho con bú đã có thai đôi.
Mang thai khi dùng thuốc tránh thai:
Độ an toàn của thuốc tránh thai là 99,9%. Còn lại 0,1% thường dẫn đến một kết quả kép – sinh đôi.
Nguyên nhân có thể do bạn đã không sử dụng thuốc đúng cách hoặc các hormone trong thuốc không đủ để ngăn cản trứng chín.
Tất cả những gợi ý trên chỉ mang tính tương đối để bạn tham khảo, còn việc có thai đôi hay không nhiều khi phải phụ thuộc vào cả may mắn.
Vấn đề chuyển dạ sinh đôi
Sinh đôi luôn luôn có những nguy cơ phụ do đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn vào viện sớm để theo dõi.
Bạn cũng cần biết, mỗi lần sinh chỉ được phép cách nhau tối đa 20 phút để đề phòng các vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Cũng vì thế mà đứa bé ra sau bao giờ cũng được các bác sĩ theo dõi cẩn thận để đề phòng tình trạng suy thai, thiếu oxy…
Trong trường hợp một trong hai bé gặp nguy hiểm, bạn sẽ phải chấp nhận để bác sĩ tiến hành mổ lấy thai khẩn cấp.
Sự khác biệt giữa bé sinh đôi và bé sinh thường
Em bé sinh đôi của bạn bao giờ cũng ít tháng hơn các em bé khác. Thực tế là, các bà mẹ sinh đôi sẽ chuyển dạ vào khoảng tuần thứ 37, sớm hơn 3 tuần so với bình thường. Có một số yếu tố dẫn đến hiện tượng này, nhưng chủ yếu nhất vẫn là do kích thước tử cung của mẹ quá nhỏ để có thể chứa được đến 2 bé. Hệ quả của việc sinh thiếu tháng là bé cũng thường bị nhẹ cân.
Bạn cũng cần biết rằng, bé sinh đôi phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn các bé khác. Trước hết là vấn đề “đấu tranh sinh tồn” từ trong bụng mẹ. Có nhiều trường hợp sinh đôi cùng trứng, người mẹ đã phải chấp nhận mất một trong hai bé, thậm chí là cả hai. Đến khi bạn chuyển dạ, bé nào ra sau phải chịu nguy cơ cao hơn: phải trải qua đến 2 cơn co thắt mạnh của tử cung; đồng thời bé rất có thể bị thiếu oxy do tử cung bắt đầu co lại ngay sau khi bé thứ nhất chào đời.
Một số lưu ý khi mang thai đôi
Khi bạn có thai đôi, bạn cần đi khám thai thường xuyên hơn để có thể phát hiện kịp thời các vấn đề như thiếu máu, phù hay tiền sản giật.
Thai đôi đòi hỏi lượng dinh dưỡng gấp đôi so với thai “đơn”, do đó bạn phải chú ý ăn uống thật nhiều đạm và tăng cân nhanh, đặc biệt là trong thời gian đầu của thai kỳ.
Bạn cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Theo các chuyên gia, một phụ nữ có thai đôi không được nghỉ ngơi nhiều thường có khả năng sinh sớm hơn những phụ nữ có thai đôi và được nghỉ ngơi từ tháng thứ 5.
Việc đón nhận cùng một lúc 2 em bé trong gia đình sẽ làm bạn và chồng vô cùng bối rối. Do đó, việc sắp xếp lại ngôi nhà trong thời gian mang thai sẽ giúp bạn quản lý mọi việc sau này được dễ dàng hơn.
Việc tích cực trao đổi với những bà mẹ đã từng sinh đôi cũng sẽ giúp bạn giảm bớt các vấn đề tâm lý khi mang thai, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống mới.
Minh Châu (mevabe.net)
- Tìm hiểu sổ khám thai (13:48:00 30/05/2008)
- Những vấn đề về siêu âm thai (09:13:00 29/05/2008)
- Những tuần cuối của thai kỳ (07:44:00 28/05/2008)
- Tuần 36 của thai kỳ (14:47:00 27/05/2008)
- Tuần 32 của thai kỳ (07:16:00 26/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |