- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Bảo vệ răng miệng bà bầu
Bệnh răng miệng, không chỉ gây khó chịu cho bạn mà còn ảnh hưởng tới cả bé yêu.
Nguyên nhân gây bệnh răng miệng
Trong thời kỳ mang thai, bạn thường gặp phải những vấn đề về răng miệng gây ra bởi những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thay đổi hormone trong cơ thể:
Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể bạn tăng nhanh làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu, gây bệnh tình trạng viêm nướu do thai nghén (bệnh viêm nướu trầm trọng hơn bình thường).
Bệnh thường khởi đầu ở tháng thứ 2 của thai kỳ, kéo dài và trầm trọng hơn trong các tháng tiếp theo, bùng nổ vào tháng thứ 7, 8 và giảm dần vào tháng thứ 9 của thai kỳ.
Những thay đổi nội tiết này không chỉ gây viêm nướu răng mà còn làm chảy máu chân răng, chảy máu lợi, khiến nhiều người trở nên sợ đánh răng. Điều này càng làm cho tình trạng trầm trọng hơn.
Thay đổi lượng Canxi trong cơ thể:
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu canxi cho bé yêu của bạn rất cao vì vậy cơ thể bạn rất có thể bị rơi vào tình trạng thiếu canxi và làm răng cũng bị ảnh hưởng. Men răng trở nên xốp hơn do vậy làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng:
Trong những tháng đầu thai kỳ, ốm nghén làm bạn thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí hay nôn mửa và thay đổi các thói quen ăn uống. Bạn có nhu cầu ăn nhiều hơn, ăn trước khi đi ngủ, ăn khi vừa ngủ dậy (thậm chí khi bạn còn chưa kịp ra khỏi giường), ăn chua/ngọt nhiều hơn…
Thêm vào đó, bạn có nhu cầu ăn nhiều thức ăn chứa glucô (đường) hơn bình thường. Đây chính là những nguyên nhân gây nguy cơ sâu răng cao ở phụ nữ mang thai.
Những bệnh răng miệng phổ biến trong thai kỳ
Viêm lợi (viêm nướu):
Nướu răng của bạn sưng đỏ, ngứa, vệ sinh khó khiến bựa tích tụ ở chân răng, biểu hiện thường thấy là chảy máu lợi, đôi khi còn có thể hở chân răng. Đây là các triệu chứng của viêm lợi, do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi gây ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, bệnh có thể tiến triển thành bệnh lý nướu răng và sâu răng.
Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị các triệu chứng này. Sau khi sinh, các triệu chứng này sẽ hoàn toàn kết thúc sau vài tuần. Trong trường hợp bạn không giữ vệ sinh răng miệng tốt, bệnh có thể chuyển biến thành sâu răng và nha chu.
Sâu răng:
Bạn bị chảy máu khi đánh răng, nhức răng và có thể bị hở chân răng (hoặc chân răng đã bị hở từ trước) kèm theo viêm nhiễm. Đây là triệu chứng của sâu răng.
Bạn cần đến bác sĩ khám để có phương pháp điều trị thích hợp.
Cách điều trị và phòng ngừa
Thông thường khoảng một nửa các triệu chứng về bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai sẽ biến mất khi thai kỳ kết thúc. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, bệnh sẽ phát triển nặng hơn.
Tốt nhất là bạn cần có cách chăm sóc thật hợp lý để bảo vệ răng miệng của bạn, thậm chí từ trước khi mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ. Bạn nên điều trị triệt để các bệnh răng miệng từ trước khi mang thai để tránh bệnh tái phát nặng hơn lúc mang thai.
Nếu tình trạng ốm nghén của bạn quá nặng (buồn nôn, ghê răng, ợ chua…), bạn có thể dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch.
Bạn nên đánh răng với kem đánh răng có chứa flour ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám trên bề mặt của răng (sau khi ăn và trước khi đi ngủ). Ngoài ra bạn có thể dùng bàn chải chải nhẹ lên lưỡi để làm sạch các mảng bám trên lưỡi. Bạn nên kết hợp sử dụng với dung dịch súc miệng để tăng khả năng diệt khuẩn, sát trùng cho răng miệng. Như vậy bạn có thể loại bỏ nguy cơ bị nha chu – một trong những nguyên nhân gây đẻ non và bé sinh thiếu cân.
Thay vì dùng tăm làm sạch răng sau khi ăn, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng mà không làm to kẽ chân răng.
Bạn cần hạn chế các thực phẩm có nhiều đường, thay vào đó, bạn có thể ăn trái cây tươi, uống nhiều sữa, bổ sung thêm canxi, ăn ít muối và lượng chất béo vừa phải.
Bạn nên đi khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên để tránh các bệnh về lợi. Việc này cũng giúp bạn sớm phát hiện các bệnh răng miệng và có cách điều trị thích hợp.
Một số lưu ý khác
Khi bị bệnh về răng miệng, bạn cần đi khám ngay và thông báo cho bác sĩ bạn đạng mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có cách điều trị thích hợp.
Bạn cần tránh nhổ răng trước tháng thứ 4 và sau tháng thứ 7 để tránh tình trạng sảy thai và sinh non. Bác sĩ có thể sẽ có những phương pháp tạm thời để khắc phục tình trạng răng miệng của bạn (hàn răng, chống nhiễm trùng…)
Bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau bừa bãi khi bị đau răng vì thuốc có thể ảnh hưởng đến bé yêu, chẳng hạn như Tetracyclin làm răng bé có màu nâu hoặc đen… Nhiều loại thuốc bị chống chỉ định cho phụ nữ mang thai như: Ibuprofène, Aspirine hay Piroxicam. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cho bạn dùng Doliprane hay Amoxiciline để giảm đau, chống viêm.
Bạn cũng cần lưu ý trong quá trình mang thai không nên chụp X-quang để tránh những rủi ro cho bé (sảy thai, dị tật ở thai nhi…) và thông báo cho tìn.
Minh Châu (mevabe.net)
- Giấc ngủ khi mang thai (09:40:00 14/06/2008)
- Táo bón và trĩ ở bà bầu (08:21:00 13/06/2008)
- Massage cho bà bầu (07:24:00 12/06/2008)
- Đau lưng khi mang thai (13:19:00 10/06/2008)
- Luyện tập khi có thai (00:54:00 09/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |