- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic hay còn gọi là folate hoặc folacin, là một dạng vitamin B rất quan trọng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang bầu. Nó giúp giảm thiểu nguy cơ sảy thai, hay tránh cho thai nhi gặp phải những rắc rối như dị tật ở não và hệ thần kinh.
Thêm vào đó, axit folic còn có vai trò tổng hợp nên DNA giúp cho các tế bào đảm nhận tốt chức năng vốn có và gien di truyền có điều kiện phát triển hoàn hảo nhất. Chưa hết, axit folic nếu được kết hợp với vitamin B12 sẽ giúp sản sinh ra các tế bào máu - loại trừ nguy cơ mắc phải căn bệnh thiếu máu.
Axit folic đa phần được tổng hợp từ các loại thực phẩm mà bạn thu nạp mỗi ngày. Những người mắc chứng nghiện rượu, mang thai thường có nguy cơ bị thiếu hụt hàm lượng axit folic.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 15 - 45 tuổi) được khuyến cáo nên bổ sung khoảng 400 microgam axit folic trong chế độ ăn uống mỗi ngày.
Việc bổ sung đầy đủ axit folic còn đặc biệt rất quan trọng trong thời gian 1 tháng trước khi mang thai và ít nhất 3 tháng sau đó để giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh. Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần tăng cường lượng axit folic từ 400 - 800 microgram mỗi ngày.
Axit folic thường tập trung nhiều trong các loại thực phẩm như:
- Rau có màu xanh thẫm như cải xoăn, rau bina.
- Ngũ cốc.
- Đậu hạt.
- Các loại hạt như vừng, lạc.
- Súp lơ xanh.
- Trái cây, đặc biệt như cam, bưởi.
- Gan (trong 300gr gan gà có chứa tới 176mg axit folic) và các bộ phận nội tạng.
- Thịt gia cầm.
Lưu ý: Các loại thực phẩm đóng hộp đã làm mất đi từ 50 đến 90% axit folic có trong đó, bởi trong quá trình chế biến axit folic đã bị mất đi bởi sức nóng. Chính vì thế, sẽ là rất quan trọng và cần thiết để nên ăn những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm tươi sống. Đối với các món rau không nên ngâm quá lâu trong nước và nấu chín kỹ.
Axit folic và vitamin B6, B12 cũng có thể giúp hạ thấp và kiểm soát hàm lượng homocysteine (một dạng của amino axit), mới đây đã được chứng minh là có tác dụng giúp hạ thấp nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Bên cạnh việc bổ sung axit folic qua thực phẩm bạn có thể uống viên vi chất có folate bổ sung cung sẽ đem lại tác dụng. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến các bác sĩ về liều lượng dùng thuốc.
Theo Dân Trí (AG)
- Chuẩn bị để 'vượt cạn' nhẹ nhàng (10:41:00 24/04/2008)
- Ăn nhiều calo dễ sinh con trai (11:38:00 23/04/2008)
- Hút thuốc ảnh hưởng tính cách thai nhi (10:43:00 23/04/2008)
- Trị mụn khi có bầu (11:16:00 22/04/2008)
- Kháng sinh với khả năng có thai (10:00:00 22/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |