- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chuẩn bị để "vượt cạn" nhẹ nhàng
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thai nhi ra đời bằng phương pháp sinh thường (tự nhiên) là tốt nhất. Bé sẽ thông minh và nhanh nhẹn hơn so với những bé sinh mổ.
Tuy nhiên xu hướng hiện nay đang gia tăng số sản phụ sinh mổ. Sinh mổ có thể khiến người mẹ không đau khi đẻ nhưng lại gây chậm sữa và xảy ra tai biến như tắc ruột, sẹo tử cung...
Tăng cân
Trước đây do quan niệm dân gian, nhiều bà mẹ nghĩ khi mang thai nên ăn càng nhiều càng tốt cho thai nhi. Điều này không hẳn đúng, nếu sức khỏe của thai phụ tốt, dinh dưỡng đầy đủ rồi thì khi mang thai thì chỉ cần ăn uống điều độ, chỉ nên tăng giá trị dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi chứ không phải là ăn gấp đôi bình thường.
Các bác sĩ chuyên khoa vẫn luôn khuyên phụ nữ khi mang thai chỉ nên tăng từ 12 đến 15 kg và trong 3 tháng đầu chỉ cần tăng từ 1,5-3kg sau đó tăng đều theo các tháng. Nếu thai phụ tăng cân quá nhiều, thai to sẽ không thể sinh thường được mà phải sinh mổ.
Chế độ dinh dưỡng
Những chất dinh dưỡng cần bổ sung khi mang thai như sắt, iốt, vitamin A, vitamin D, axit folic... Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và hạn chế các chất béo nếu bạn đang ở trạng thái sức khỏe bình thường. Đối với những người gầy thì nên bổ xung nhiều hơn nữa chất dinh dưỡng để đưa cơ thể về trạng thái bình thường, tạo sức đề kháng tốt để không gây biến chứng khi sinh.
Tập thể dục
Thường xuyên tập luyện thể dục sẽ tạo sự dẻo dai cho cơ thể. Những môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga... sẽ giúp ích rất nhiều khi sinh. Vì trong lúc sinh, cơ thế sẽ rất mệt mỏi, lo lắng điều này dẫn đến sự hô hấp, co cơ trong quá trình đẩy thai ra không đều khiến thai phụ mệt mỏi hơn. Điều hòa nhịp thở như một buổi tập luyện sẽ giúp thai phụ bình tĩnh và tự tin hơn khi sinh.
Giấc ngủ và sự vận động
Ngủ đủ giấc cũng góp phần tăng sức đề kháng. Lưu ý những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần tránh vận động mạnh, không nên đi du lịch, đi xa vào những ngày này để tránh những biến động đáng tiếc. Khi di chuyển ở chỗ đông người cần nhẹ nhàng tránh va chạm.
Tâm lý
Yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng khi sinh. Thai phụ sẽ yên tâm hơn khi có chồng hay người thân bên cạnh lúc chuyển dạ. Cảm giác có người quan tâm, bên cạnh là một liều thuốc an thần tự nhiên giúp thai phụ bình tĩnh và tự tin hơn nhất là lần sinh đầu tiên.
Điều cuối cùng là bạn cần đi khám thai đều đặn theo lịch của bác sĩ để phát hiện những vấn đề nảy sinh khi mang thai để có hướng điều trị, giải quyết kịp thời.
An Khuê (mevabe.net)
- Ăn nhiều calo dễ sinh con trai (11:38:00 23/04/2008)
- Hút thuốc ảnh hưởng tính cách thai nhi (10:43:00 23/04/2008)
- Trị mụn khi có bầu (11:16:00 22/04/2008)
- Kháng sinh với khả năng có thai (10:00:00 22/04/2008)
- Không nên ăn khoai tây khi có bầu (09:43:00 22/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |