- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Rạn da không thể chữa khỏi
Để làm mờ những vết rạn ở da do sinh nở hay tăng cân quá nhanh, nhiều người thử đủ mọi cách, từ bôi kem đến mài mòn đến dùng năng lượng ánh sáng. Tuy nhiên, tất cả những biện pháp này đều không thể làm vết rạn biến mất.
Rạn da thường xảy ra do tăng cân quá mức trong một thời gian ngắn, khiến da không kịp phát triển để thích nghi. Mô liên kết dưới da (được tạo bởi các sợi collagen và elastin, giúp da đàn hồi) bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết lõm dài, nhiều nhánh trông như rễ cây. Lúc đầu, các vết rạn có màu đỏ, tía, có thể kèm theo ngứa râm ran. Về sau, chúng sẽ nhạt màu dần. Các vùng da dễ bị tổn thương này là đùi, bụng, bẹn, hông...
Ở phụ nữ mang thai, tình trạng rạn da thường xảy ra lúc 6-7 tháng, nhưng cũng có thể xuất hiện từ tháng thứ tư. Các thiếu nữ dậy thì nếu béo nhanh cũng dễ bị rạn hơn lứa tuổi khác bởi ngoài việc tăng cân, sự thay đổi hoóc môn thời kỳ này làm giảm khả năng đàn hồi của da.
Việc bôi lâu ngày các loại thuốc chứa corticoid cũng có thể khiến da bị rạn, nhưng chỉ ở vùng có thuốc tác động.
Rạn da tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm giảm vẻ đẹp của chị em. Nhiều người bị nặng phải chia tay với bikini và các kiểu quần áo gợi cảm. Chính vì vậy, các cơ sở thẩm mỹ giới thiệu khá nhiều dịch vụ chữa trị, từ massage, thoa kem đến siêu mài mòn, chiếu ánh sáng... với chi phí có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiệu quả điều trị cực kỳ hạn chế.
Tiến sĩ Trần Hậu Khang, Phó viện trưởng Viện Da liễu, cho biết nếu được điều trị sớm, việc bôi một số loại thuốc sẽ giúp các vết rạn có vẻ mờ đi, khó nhìn thấy hơn nhờ tác động vào các sắc tố và cấu trúc da. Nhưng nếu vết rạn đã cũ hoặc quá sâu, rộng thì thuốc rất ít hiệu quả.
Còn tiến sĩ Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Xanh Pôn, khẳng định, một khi các mô liên kết của da đã bị đứt gãy thì không có cách nào làm nó liền lại được. Vì vậy, việc chữa khỏi rạn da là không thể, dù là bằng kem hay chiếu năng lượng ánh sáng.
Việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn, theo tiến sĩ Sơn, cũng không mấy hiệu quả trong việc xóa vết rạn, bởi các sợi đàn hồi của da nằm ở lớp trung bì, trong khi việc mài da chỉ có thể tác động vào lớp thượng bì. Đó là chưa kể sự mài cơ học có thể gây thâm nám do làm tổn thương lớp tế bào đáy ở cuối lớp thượng bì.
Cách duy nhất để các vết rạn hoàn toàn biến mất là cắt bỏ vùng da đó, thường áp dụng cho trường hợp thừa da, thừa mỡ quá nhiều ở bụng. Các bác sĩ sẽ tạo hình thành bụng và kết hợp cắt bỏ da, mỡ thừa. Vùng da rạn ở hông, đùi cũng có thể loại bỏ theo cách này.
Để phòng rạn da, các bác sĩ khuyên nên kiểm soát cân nặng, tránh để lên cân quá nhanh. Nếu đang có xu hướng béo nhanh hoặc mang bầu, nên bôi các loại kem phòng rạn để hạn chế phần nào nguy cơ. Tuy nhiên, nếu da không khỏe (đàn hồi kém) và bị kéo giãn nhiều hoặc nhanh thì loại kem này cũng không mấy hiệu quả.
Theo Vnexpress
- Tăng căn vừa đủ khi mang bầu (08:11:00 27/03/2008)
- Nguyên nhân và cách ngừa sảy thai (16:35:00 26/03/2008)
- "Yêu" lại sau khi sảy thai (14:40:00 26/03/2008)
- Tác động có lợi cho bà bầu (11:42:00 24/03/2008)
- Bà bầu nên tập môn thể thao nào? (09:15:00 24/03/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |