- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chế ngự sợ hãi và đau đớn
Làm thế nào để bà bầu chế ngự được cảm giác sợ hãi và vượt qua đau đớn khi thời khắc chuyển dạ đang đến rất gần?
Lo lắng và sợ hãi là tâm lý tự nhiên ở các bà mẹ khi đến thời khắc khai hoa nở nhuỵ. Theo các bác sĩ khoa sản, quá trình chuyển dạ và sinh nở thường chuyển qua ba giai đoạn. Vì thế, bạn cần biết mình sẽ phải đối mặt với điều gì và làm thế nào để vượt qua.
Mỗi giai đoạn thường có những biểu hiện như sau:
Giai đoạn 1
Quá trình chuyển dạ ở giai đoạn đầu có biểu hiện theo tuần tự
Những dấu hiệu đầu tiên:
Đau âm ỉ: Thai phụ sẽ cảm thấy đau âm ỉ vài ngày trước khi sinh. Cảm giác này tương tự bị đau bụng vào các chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Một số phụ nữ còn có cảm giác buồn nôn hoặc bị tiêu chảy.
Dấu hiệu: Chất nhầy màu đỏ hồng tiết ra từ âm đạo. Chất này giống chiếc nút đóng ở cổ tử cung. Nó sẽ bong ra khi giờ G đến gần.
Vỡ ối: Một số người vỡ nước ối sớm ở giai đoạn đầu chuyển dạ, nhưng có người vỡ ối ở giai đoạn sau.
Cơn co tử cung bắt đầu: Đây là dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên. Các cơn co đến bất chợt làm bạn khó chịu.
Điều nên làm: hãy bình tĩnh, không cần nhập viện ngay. Bạn có thể tắm nước ấm để cảm thấy dễ chịu và nghỉ ngơi nếu cơn co không quá đau. Sau đó, bạn nhấm nháp một ít thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì. Tránh dùng thực phẩm ngọt như sô-cô-la, bánh ngọt. Cuối cùng, bạn nhờ người thân chuẩn bị đồ đạc và đưa đến bệnh viện. Trường hợp vỡ ối, nên đến bệnh viện ngay.
Thời kỳ của các cơn co thắt:
Ở thời điểm này, cổ tử cung mở khoảng 3-4 cm. Các nữ hộ sinh và bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra độ mở của tử cung. Những cơn gò sẽ đến mỗi lúc một dồn dập, mạnh hơn.
Điều nên làm: Đừng nằm một chỗ mà hãy đi lại. Sự vận động giúp giảm đau khi cơn co thắt xuất hiện và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.
Thời kỳ chuyển tiếp: Thời gian này, cổ tử cung mở 7-10cm. Các cơn co thắt sẽ đến dồn dập hơn và thường kết thúc trong khoảng 15 phút đến 1 giờ. Đây là giai đoạn đau đớn nhất của quá trình sinh nở.
Điều nên làm: Tập trung hít thở nhanh và sâu.
Giai đoạn 2
Vào thời điểm này, cổ tử cung thai phụ mở tối đa (khoảng 10cm) và sẵn sàng để em bé chào đời. Các cơn gò xuất hiện mỗi lúc một dồn dập. Thai phụ cảm thấy mạnh mẽ hơn để rặn và đẩy em bé ra ngoài.
Bạn sẽ có cảm giác hơi nóng khi đầu em bé đi ra. Bác sĩ khuyên bạn nên rặn từ từ. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn của sản phụ để mở đường cho bé ra dễ dàng.
Điều nên làm: Tập trung hít thở và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, nữ hộ sinh.
Giai đoạn 3
Bé đã chào đời. Bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một mũi syntometrine để giúp tử cung co bóp và sổ bánh nhau trong khoảng 5-15 phút.
Nếu để sổ bánh nhau tự nhiên, phải mất một giờ.
Điều nên làm: Nằm thư giãn và tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi nhìn thấy thiên thần nhỏ của mình.
Theo Tiếp Thị & Gia Đình
- Tránh bị ợ nóng (19:35:00 19/03/2008)
- Chủ động làm mẹ an toàn (19:35:00 19/03/2008)
- Tránh bị lưu sản (19:20:00 19/03/2008)
- Được & mất sau khi sinh (15:57:00 19/03/2008)
- Mẹo khi mua sắm (19:43:00 18/03/2008)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |