- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguyên nhân và cách ngừa sảy thai
Mang thai và sinh đẻ là chức năng của phụ nữ. Tuy nhiên trong lúc mang thai không phải bất cứ sản phụ nào cũng khỏe mạnh mà một số người có thể bị những rối loạn và có bệnh lý cần được lưu ý và điều trị sớm để tránh bị sảy thai.
Nguyên nhân nào đưa đến sảy thai?
Sảy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Hơn 60% trường hợp sảy thai tự nhiên là hậu quả của dị dạng nhiễm sắc thể do yếu tố người mẹ hoặc bố, khoảng 15% là do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, nhược năng tuyến giáp hay dị dạng giải phẫu ở người mẹ, cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to. Tuy nhiên trong 1/4 trường hợp, nguyên nhân sảy thai không xác định được. Thật khó mà xác định được tần suất của sảy thai vì không phải tất cả phụ nữ khi có thai cũng đều đến bác sĩ hoặc bệnh viện khám, nhưng ước tính cứ 5 thai phụ có thai thì 1 người bị sảy. Hầu hết các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu.
Triệu chứng nào cho biết thai sẽ bị sảy?
Các triệu chứng báo hiệu sảy thai bao gồm: Đau quặn bụng có hoặc không có xuất huyết (ra máu) âm đạo kèm theo. Nếu xuất huyết âm đạo nhiều kèm theo đau quặn bụng là dấu hiệu thai sắp bị sảy.
Người ta phân sảy thai thành 3 loại sau
Dọa sảy thai: Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, tuy nhiên thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Khám âm đạo thấy: cổ tử cung không bị giãn mở (đóng kín), cũng có thể cổ tử cung mở, nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra. Nếu chảy máu và đau bụng vẫn tiếp tục và các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sảy thai không tránh được.
Chắc chắn bị sảy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra và được chia thành hai trường hợp.
+ Sảy thai hoàn toàn: Là toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc và sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt.
+ Sảy thai không hoàn toàn: Là một phần của thai và nhau thai chưa được tống ra mà vẫn còn trong tử cung. Trường hợp này tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy ra liên tục thậm chí băng huyết.
Sảy thai lưu: Là trường hợp thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung chưa bị đẩy ra ngoài. Thời gian lưu có thể lâu hàng tuần, hàng tháng nhưng triệu chứng thai nghén biến mất, có máu đen ra ở âm đạo, không đau bụng. Khám thấy cổ tử cung hơi chắc và hơi to ra, thân tử cung trở nên nhỏ hơn so với tuổi thai và mềm không đều. Siêu âm không có tim thai.
Sảy thai được xử trí như thế nào?
Nếu có dấu hiệu dọa sảy thai (như nêu trên) cần nghỉ ngơi tại giường, người nhà mời thầy thuốc sản khoa đến khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn (có thể dùng các thuốc giảm co bóp tử cung), nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh. Khi có dấu hiệu dọa sảy phải kiêng lao động, giao hợp, ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón.
Nếu đã dùng thuốc và nghỉ ngơi nhưng máu ra vẫn tăng hoặc đau bụng tăng thì phải đi bệnh viện khám siêu âm để xác định thai còn sống hay chết, từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị giữ thai hay bỏ thai.
Đối với thai lưu thì không nên chờ để sảy thai tự nhiên, mà cần đi khám để tùy theo tuổi thai và thời gian thai lưu mà bác sĩ sẽ có cách xử trí cụ thể: Nếu thai nhỏ dưới 3 tháng bác sĩ sẽ chỉ đạo nạo buồng tử cung hoặc dùng phương pháp phá thai nội khoa bằng thuốc đặt âm đạo, phối hợp dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Nếu thai to (thai lưu trên 4 tháng) cần làm xét nghiệm máu xem có bị rối loạn đông máu không, nếu có phải điều trị rồi mới phá thai.
Ngăn ngừa sảy thai bằng cách nào?
Cách ngăn ngừa duy nhất là thăm khám thai định kỳ tại cơ sở y tế. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung thì bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng cổ tử cung sớm để tránh sảy thai. Đây là thủ thuật đơn giản, bệnh nhân không phải nằm viện. Trường hợp có thai mà đau bụng lâm râm hoặc ít hoặc nhiều, có ra huyết dù là chút ít cũng cần đến khám tuy chưa đến hẹn.
Khi mang thai cần có chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý, uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu vì thiếu máu là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai.
Tránh lao động nặng, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sảy thai.
Đi lại thận trọng, vận động nhẹ nhàng
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
- "Yêu" lại sau khi sảy thai (14:40:00 26/03/2008)
- Tác động có lợi cho bà bầu (11:42:00 24/03/2008)
- Bà bầu nên tập môn thể thao nào? (09:15:00 24/03/2008)
- Chế ngự sợ hãi và đau đớn (18:38:00 20/03/2008)
- Tránh bị ợ nóng (19:35:00 19/03/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |