Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

4 lưu ý khi dùng tã vải

16:35:50 03/07/2013

>> Kinh nghiệm dùng tã vải
>> Thay bỉm đúng cách
>> Lưu ý chọn bỉm cho bé

Tuy tã giấy (bỉm) phổ biến nhưng không ít mẹ vẫn thích sử dụng tã vải cho bé sơ sinh, nhất là trong mùa hè để tránh hăm cho con.

1. Lưu ý mua tã vải

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tã vải và tã quần vải (dùng để dán miếng lót sơ sinh bên trong), phong phú về chất liệu, giá cả. Khi mua, bạn nên chú ý tới độ thấm hút, thoáng mát… của tã vải. Nếu khéo tay, bạn có thể mua một miếng vải chất liệu tốt để tự tay thiết kế tã cho con.

2. Lưu ý chọn tã vải hay tã giấy

Mặc dù tã vải có nhiều ưu điểm (tiết kiệm hơn, đỡ hăm…) so với tã giấy nhưng bạn nên cân nhắc khi dùng tã vải. Bởi so với tã giấy, tã vải còn có một số nhược điểm như ít tiện lợi, mất công sức (tã giấy thay xong là vứt, tã vải thay xong phải giặt giũ).

Ngoài ra, bé sơ sinh “xì xoẹt” suốt ngày nên dùng tã vải sẽ khiến mẹ mệt mỏi, bận rộn hơn trong khi em bé cũng khó có giấc ngủ ngon, hay quấy vì bị ướt. Bạn có thể chọn cách đóng tã vải kèm miếng lót sơ sinh chống thấm bên trong thay cho quần đóng tã.

3. Lưu ý chuyện đóng tã khi chưa có kinh nghiệm

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm đóng tã vải cho bé sơ sinh thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể tham gia các lớp học tiền sản, nhờ các bà, các mẹ có kinh nghiệm hoặc tham khảo sách báo để biết cách đóng tã cho con. Nên mang theo tã vải khi nhập viện sinh con rồi sau đó, nhờ y tá trong bệnh viện hướng dẫn cách đóng tã vải. Hoặc khi về nhà, bạn cũng có thể nhờ y tá đến tắm cho bé dạy cách đóng tã vải.

Gợi ý một cách đóng tã như sau:

- Tã sau khi giặt sạch, phơi khô (hoặc là khô) gập đôi thành hình tam giác.

- Đặt tã trên miếng lót nilon (mặt trên là khăn lông, mặt dưới là nilon) để không làm ướt giường (nôi).

- Nhấc hai chân và mông của bé lên. Đưa tã vào trên thắt lưng của bé một chút.

- Buộc hai mép tã hai bên thành một nút, ngay trước bụng bé.

- Cầm góc còn lại (nằm giữa hai chân bé) kéo thẳng lên, che bộ phận sinh dục của bé và để ngay lên cái nút vừa buộc.

- Dùng hai mép vải thừa buộc thành nút là xong.
 
4. Lưu ý giặt và phơi tã vải

- Tã vải cần được giặt, phơi nắng kỹ vì nếu giặt không sạch, phơi không khô thì sẽ làm hăm hoặc tổn thương da của bé.

- Nên giặt tã bằng nước ấm với lượng ít xà phòng, tốt nhất là dùng xà phòng thơm. Dùng quá nhiều xà phòng có thể làm bề mặt tã bị xơ hoặc không hết mùi xà phòng.

- Nếu tã vải bị bẩn, bạn cần gột bỏ phần dính bẩn (phân) trên tã trước khi cho vào máy giặt. Có thể dùng bàn chải đánh răng cũ, cùng với nước xà phòng để chà vết bẩn trên tã. Hoặc dùng vòi sịt vệ sinh gội sạch phân trên tã; sau đó dùng xà phòng thơm để giặt tã.

- Nên giặt ngay khi tã bị bẩn và phơi nắng thật khô để tránh tã bị ố, vàng…

- Tránh dùng nước xả vải khi giặt tã vì thành phần của nước xả vải có thể lưu trên bề mặt tã, khiến bé bị hăm…

- Nên thường xuyên kiểm tra và thay tã cho bé. Nếu bé đi tè mà không được thay tã ngay thì nước tiểu có thể ngấm ngược vào bé, khiến bé bị lạnh hoặc hăm.

- Nếu bé bị hăm, nổi nốt thì có thể do tã chưa sạch hoặc mẹ lười lau rửa, thay tã cho bé.

- Nếu dùng tã vải cũ thì bạn cần lưu ý. Kiểm tra bề mặt tã không bị xù lông, thô ráp… Nên giặt lại và phơi nắng thật kỹ rồi mới cho bé sử dụng.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo