- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng sâu răng do bú bình
>> Mẹo 'dụ' bé đánh răng
Tỷ lệ sâu răng ở bé đang ngày càng có xu hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do bé bú bình.
Sâu răng do bú bình khiến bé bị đau nhức răng, ăn uống khó khăn. Nếu bị sâu trầm trọng, răng có thể bị nhiễm trùng nặng cần phải nhổ bỏ.
Khái niệm
Sâu răng do bú bình là tình trạng các răng bị phá hủy một cách nhanh chóng (thường là xảy ra ở các răng phía trước, hàm trên và hàm dưới) ở bé dưới 3 tuổi có thói quen bú bình sữa. Hoặc do bé ăn nhiều chất lỏng có chứa nhiều đường như nước hoa quả (dung dịch ngọt ngậm trong miệng một thời gian dài lúc ngủ trưa hay bú bình vào ban đêm).
Dấu hiệu
Mẹ có thể thấy các răng phía trước, hàm trên của bé có các lỗ sâu răng lớn màu đen sẫm hoặc các răng này có thể bị phá hủy dần rồi cuối cùng bị gãy ngang.
Biến chứng
Nếu răng bé bị nhiễm trùng phải nhổ sớm các răng sữa, bé có thể gặp các vấn đề như: Ăn uống khó khăn, phát âm không chuẩn; răng mọc lệch lạc, làm sâu các răng vĩnh viễn, làm các răng vĩnh viễn có màu vàng hay màu nâu...
Cách phòng ngừa sâu răng do bú bình
- Không nên để cho bé có thói quen bú bình và ngậm bình sữa những lúc bé đi ngủ, nhất là ban đêm. Nếu bé cần bú bình mới ngủ được thì chỉ cho bé ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ.
- Tập cho bé uống sữa bằng cốc càng sớm càng tốt, thường khi bé được một tuổi. Khi uống sữa bằng cốc, chất đường trong sữa sẽ không đọng lại trên răng của bé. Hơn nữa, khi uống bằng cốc thì bé không thể đòi mang lên giường khi đi ngủ. Do đó bé cần phải chấm dứt bú bình sữa khi đã được hơn một tuổi.
- Luôn nhớ rằng chỉ cho bé bú bình vào những bữa ăn chính, không nên dùng bình sữa cho bé ngậm chạy chơi hay vào những lúc đi ngủ.
- Luôn giữ miệng của bé sạch sẽ. Sau mỗi lần ăn hay bú sữa cần vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên dùng khăn hay gạc lau sạch răng cho bé.
- Mẹ cũng cần tập cho bé có thói quen chải răng. Khi bé 2-2,5 tuổi, mẹ hướng dẫn cho bé cách đánh răng đúng cách để làm sạch các kẽ răng sau khi ăn vì lúc này tất cả các răng sữa của bé đã mọc.
- Nếu bé cần ngậm núm vú những lúc đi ngủ và vào ban đêm thì phải bảo đảm núm vú sạch sẽ và không bị dính chất đường.
- Cần thường xuyên kiểm tra răng miệng của bé. Khi thấy bé có những đốm sẫm màu trên răng hoặc có biểu hiện đau nhức răng, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để khám và điều trị nếu phát hiện bệnh lý răng miệng.
- Nếu nguồn nước sử dụng không được fluor hóa để phòng ngừa sâu răng, mẹ hãy đến bác sĩ răng hàm mặt xin tư vấn cách bổ sung fluor cho bé.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Mẹo ‘dụ’ bé đánh răng (13:10:00 08/07/2013)
- Chuẩn bị cắt tóc cho bé (10:35:00 06/07/2013)
- Cắt móng tay, móng chân cho bé (16:07:00 04/07/2013)
- 4 lưu ý khi dùng tã vải (17:05:00 03/07/2013)
- Thay bỉm đúng cách (16:23:00 02/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |