Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phòng nhiễm trùng sơ sinh

12:58:50 11/07/2013

>> Thể chất bé sơ sinh
>> Nhận thức của bé sơ sinh
>> Kiểm tra bé sơ sinh

Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là nhiễm trùng mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh. Nhiễm trùng có thể do virus, vi trùng.

Nguyên nhân

Bé có thể bị nhiễm trùng qua các đường sau đây:

- Lây qua đường máu từ mẹ sang con: Là đường lây truyền xảy ra trước sinh, thường gặp yếu tố như giang mai bẩm sinh (HIV, rubella, cytomegalo virus, toxoplasma)...

- Lây qua đường ối: Do nhiễm trùng tiết niệu sinh dục của mẹ; mẹ bị hở cổ tử cung, vỡ ối sớm; mẹ khám âm đạo nhiều…

- Lây qua đường tiếp xúc khi sinh: Lúc thai nhi đi ngang qua tử cung ( âm đạo, âm hộ) khi chuyển dạ kéo dài.

- Do môi trường: Gây nhiễm trùng huyết sau sinh (lây gián tiếp qua các vật dụng như kim, ống tiêm; bác sĩ không rửa tay khi tiếp xúc với sản phụ; do môi trường nhiễm bẩn)...

Nguy cơ NTSS

Bé sơ sinh có mẹ mắc các bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh về đường tiết niệu… rất dễ bị nhiễm trùng sơ sinh. Vì vậy, để bảo vệ cho bé, trong thời kỳ mang thai, thai phụ đã cần khám thai theo lịch định kỳ, tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, nên chọn các bệnh viện sản khoa lớn để sinh. Hạn chế tối đa việc sinh tại nhà hay do các bà “lang vườn” đỡ đẻ. Bé rất dễ bị nhiễm trùng sơ sinh nếu chào đời trong điều kiện kém vệ sinh, người đỡ sinh không tuân thủ các quy định an toàn.

Ngoài ra, nếu bé bị sinh non tháng, nhẹ cân, sức đề kháng yếu, phải nằm viện một thời gian dài (để điều trị bệnh), bị ngạt trong lúc sinh… thì cũng rất dễ bị nhiễm trùng sơ sinh.

Nhận biết

Các dấu hiệu nhận biết NTSS rất đa dạng và dễ trùng với những bệnh khác. Bé có thể không khỏe (ít chơi, ít cử động hơn so với bình thường). Nặng hơn, bé có thể bị sốt hay hạ thân nhiệt; vàng da, bú kém hay bỏ bú.

Bé có thể bị thở mệt (thở nhanh; ngực, bụng lõm bất thường); bụng chướng, tiêu chảy, tiêu ra máu…

Bé có thể có biểu hiện của nhiễm trùng tại chỗ ở da, rốn, mắt.

Thời điểm cần đưa bé đi khám

Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay khi thấy bé khó thở, co giật; sốt hoặc ớn lạnh; tiêu chảy, quá nhẹ cân, hoàn toàn không bú được; rốn đỏ hoặc chảy mủ; vàng da…

Phòng ngừa NTSS

Trước khi sinh:

- Người mẹ cần được khám thai, tiêm chủng đầy đủ. Người mẹ cũng cần được điều trị các bệnh lý và nhiễm trùng đường sinh dục.

- Người mẹ nên ăn uống đủ chất, tránh bị suy dinh dưỡng.

- Người mẹ cần vệ sinh cơ thể hàng ngày.

- Người mẹ nên nhập viện khi ối vỡ sớm. Tránh để chuyển dạ kéo dài.

Khi sinh: Người mẹ nên tới những bệnh viện lớn, có uy tín để sinh con nhằm hạn chế những tai biến trong quá trình sinh nở.

Sau khi sinh:

- Mẹ cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc bé sơ sinh. Đây là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả trong phòng ngừa NTSS.

- Mẹ cần chăm sóc, vệ sinh da, rốn, mắt cho con đúng cách. Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian như tắm lá, đắp thuốc vào rốn bé sơ sinh…

- Phòng cho bé sơ sinh cần thoáng, ấm, sạch và có ánh sáng đủ. Không nên cho bé ở trong một căn phòng kín mít.

- Cho bé bú sữa mẹ.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo