- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chăm sóc răng miệng cho bé
>> Mẹo ‘dụ’ bé đánh răng
Nhiều mẹ nghĩ không cần chăm sóc răng sữa cho bé vì sau này răng sữa sẽ rụng và thay bằng răng vĩnh viễn. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Răng sữa có tầm quan trọng như răng vĩnh viễn sẽ mọc sau này.
Răng sữa sẽ giữ không gian mà răng vĩnh viễn cần để có thể mọc đúng vị trí, đồng thời có thể giúp bé nói và ăn. Vì vậy, việc giữ vệ sinh răng sữa là rất cần thiết.
1. Làm sạch miệng cho bé ngay cả khi chưa mọc răng
Sau khi cho bé bú hoặc ăn dặm, mẹ cần nhẹ nhàng lau sạch lợi và khoang miệng của bé bằng khăn ấm cuốn quay ngón tay trỏ.
2. Không chủ quan khi răng sữa ngả màu
Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng chinh là răng bị ố màu, tốt nhất mẹ nên tránh sâu răng cho bé bằng cách không để bé ngậm bình sữa hay nước quả khi đi ngủ. Bởi vì thói quen bú bình khi ngủ sẽ khiến đường (có trong sữa) bao phủ răng bé trong nhiều giờ đồng hồ. Nếu bé cần có bình mới ngủ yên, mẹ nên cho bé ngậm bình không (bình nước lọc).
4. Cho bé uống nước sau mỗi bữa ăn
Cho bé uống nước tráng miệng sau mỗi bữa ăn giúp làm sạch răng, loại bỏ thức ăn thừa trong miệng.
5. Đảm bảo cung cấp đầy đủ flour
Ngoài việc sử dụng kem đánh răng có flour, bé nên được cung cấp flour thông qua cả nước uống. Flour đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống sâu răng và được thêm vào các loại nước uống vì lý do này.
6. Đưa bé tới nha sĩ
Mẹ nên đưa bé đi khám răng định kỳ khoảng 6-12 tháng.
7. Tập cho bé đánh răng
Khi bé biết nhổ ra (không nuốt kem đánh răng), mẹ có thể tập cho bé đánh răng. Mẹ nên chọn loại bàn chải có lông mềm, cấu trúc và kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của bé. Kem đánh răng phải là loại không cay, hơi ngọt và có mùi thơm, có thể thêm chất phòng ngừa bệnh răng miệng và chất làm trắng răng.
Mẹ chỉ bôi kem đánh răng một lượng nhỏ bằng hạt đỗ mỗi lần đánh răng cho bé.
Cách đánh răng đúng cách: Với mặt ngoài răng của con, mẹ nên nghiêng bàn chải để lông bàn chải ép nhẹ lên lợi và răng. Sau đó mẹ khẽ rung nhẹ bàn chải để lông chui vào kẽ răng và di chuyển hết mặt ngoài, theo chiều lên – xuống. Với mặt trong răng của bé, mẹ nên làm giống như mặt ngoài nhưng chú ý để bàn chải thẳng đứng và cũng di chuyên lên - xuống. Với mặt nhai mẹ nên để lông bàn chải thẳng đứng chải ngang từng đoạn ngắn.
8. Giúp bé từ bỏ thói quen xấu
Không nên cho bé mút tay hay ngậm ty giả vì lúc này, các xương hàm có thể chưa ráp nối xong còn hở ở đường giữa. Thói quen trên sẽ đẩy các xương hàm chưa liền ra phía trước, gây vẩu.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Phòng sâu răng do bú bình (14:07:00 09/07/2013)
- Mẹo ‘dụ’ bé đánh răng (13:10:00 08/07/2013)
- Chuẩn bị cắt tóc cho bé (10:35:00 06/07/2013)
- Cắt móng tay, móng chân cho bé (16:07:00 04/07/2013)
- 4 lưu ý khi dùng tã vải (17:05:00 03/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |