Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Cho bé uống thuốc, nhỏ thuốc đúng cách

10:18:22 04/09/2013

Các bé là đối tượng đặc biệt khi sử dụng thuốc; vì thế, cần hết sức thận trọng để tránh tai nạn đáng tiếc. Khi bé bị bệnh, cách an toàn nhất là đưa bé đi khám để bác sĩ chỉ định dùng thuốc.

Để bé uống thuốc dễ dàng và không sợ hãi

Trước hết, cần chọn dạng thuốc thích hợp cho con. Đó là dạng thuốc lỏng như sirô hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên bé rất thích uống.

Ngoài các thuốc này, còn có các dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với các bé. 

Còn thuốc dạng viên uống, chỉ nên dùng cho bé lớn, có khả năng nuốt được thuốc viên. Không nên nghiền nhỏ viên thuốc (hoặc mở viên nang) cho bé uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm cho bé sợ việc uống thuốc.

Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục cho bé uống thuốc.

Cách cho bé uống thuốc

Đối với bé còn quá nhỏ, nên cho bé nằm hơi dốc (đầu cao hơn một chút) và hơi nghiêng qua một bên để tránh sặc thuốc. Dùng ngón tay cái của bàn tay mẹ đang ôm bé ấn vào cằm để mở miệng của bé, bàn tay kia của mẹ dùng thìa để đổ thuốc vào miệng bé. Hoặc dùng ống nhỏ giọt (hay bơm tiêm không có kim - loại bơm tiêm dùng một lần bán ở nhà thuốc) thay cho thìa khi lấy thuốc dạng lỏng và đong đủ thể tích chính xác dùng cho bé, nhỏ từ từ vào miệng bé. Khi ấy, việc cho bé uống thuốc sẽ dễ dàng và tốt hơn.

Đối với bé lớn hơn, nên để bé đứng (hoặc để uống thuốc với đầu hơi nghiêng ra sau) chứ không ngửa hẳn. Nếu được, nên hòa thuốc dạng lỏng vào ly nước và khuyến khích bé tự cầm ly uống.

Cách nhỏ thuốc vào mũi cho bé

Đối với bé nhũ nhi, trước khi nhỏ mũi, nên nhúng lọ thuốc vào nước ấm để giúp dung dịch có độ ấm nhất định. Những vùng có khí hậu lạnh rất cần làm điều này để niêm mạc mũi của bé không bị kích thích. Trước khi nhỏ mũi cho con, bạn nên rửa tay thật sạch.

Cách nhỏ thuốc: Bế ngửa bé. Lấy thuốc vào ống nhỏ giọt và nhỏ vào lỗ mũi cho bé đúng số giọt quy định. Nhỏ thuốc xong nên để đầu bé ngửa khoảng 5 phút. 

Lưu ý: nếu thấy bé hít thuốc mà bị ho, phải để bé ngồi thẳng, lấy tay vỗ nhẹ vào lưng của bé để giúp tống thuốc ra khỏi đường hô hấp.

Đối với bé lớn hơn, nên cho bé nằm ngửa (gối được đặt dưới vai và cổ), đầu ngửa ra. Phụ huynh ngồi ở phía sau con và tay kia nhỏ thuốc vào mũi. Nhỏ thuốc xong nên để bé nằm trong 5 phút để giữ thuốc trong mũi.

Điều cần tránh khi cho con uống thuốc

Phán đoán bệnh saiRất nhiều các bệnh truyền nhiễm như: bệnh sởi, sởi cấp tính ở bé, bệnh viêm màng não, viêm cơ tim do virus… triệu chứng khởi đầu của các bệnh này giống như là bị cảm, nếu không phát hiện kịp thời sẽ kéo dài thời gian điều trị của bé.

Dùng thuốc quá liều: Trước khi cho bé uống cần phải đọc kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng.

Phối hợp không đúngCó một số thuốc chỉ uống mỗi một loại thì an toàn cho bé nhưng nếu kết hợp uống với các loại thuốc khác có thể sẽ gây ra những phản ứng không tốt, hay nói cách khác là kiêng kỵ phối hợp sử dụng.

Ví dụ như thuốc kháng khuẩn nếu uống cùng với viên canxi hoặc viên sắt sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ của thuốc, giảm thấp hiệu quả chống khuẩn.

Dùng sai liều lượngĐơn vị tính lượng thuốc ví dụ như thuốc viên, thuốc nang thường có đơn vị là g, mg hoặc ug, còn các loại thuốc nước thì lấy ml làm đơn vị.

Liều lượng thuốc của bé không được tính bằng viên đơn giản như người lớn, do cơ thể của bé khác biệt rất lớn, lượng thuốc cần phải tính theo trọng lượng cơ thể. Trong chỉ dẫn đơn thuốc có lúc viết như thế này: mỗi kg trọng lượng uống bao nhiêu mg hoặc ml đều cần phải tính toán chính xác, nếu sai một mg thì sẽ gây hậu quả khôn lường. Tự đi mua thuốc dễ gây ra sai lầm về liều lượng như trên. 

Số lần sử dụng không đúngCác loại thuốc khác nhau hấp thụ trong cơ thể, tốc độ phân giải và tiêu hóa đều không giống nhau, số lần uống mỗi ngày cũng không giống nhau. Nếu không uống đúng số lần quy định, tác dụng của thuốc sẽ giảm đi hoặc gây ra thuốc quá liều lượng.

Thời điểm dùng thuốc không đúngCó một số loại thuốc chỉ dùng khi bệnh mới xuất hiện, khi bệnh đã thuyên giảm nhưng chưa khỏi hẳn thì ngừng sử dụng, không được sử dụng lâu.Thuốc giảm sốt thường khi nhiệt độ cơ thể nóng hơn 38,5ºC thì mới dùng, nếu tiếp tục sốt không giảm thì 4-6 tiếng sau lại uống tiếp, sau khi hạ sốt thì không cần phải uống thêm nữa.

Không đủ liệu trình: Nếu không đủ liệu trình, có thể dẫn đến trình trạng kéo dài bệnh tật hoặc bệnh cũ tái phát.

Dùng nhầm thuốc người lớnRất nhiều loại thuốc người lớn có tác dụng phụ không thích hợp dùng cho bé. Nếu không hiểu rõ đặc trưng của các loại thuốc này tuỳ tiện cho bé uống sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Cho thuốc uống vào thức ăn, thức uống của con: Không nên trộn thuốc vào sữa, bột hay thức ăn, thức uống. Mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi lạ của thuốc. Bé kén ăn (hay nhạy cảm mùi vị) sẽ phản ứng, từ chối thức ăn, thức uống đã được pha thuốc, dù đó là những thứ mà trước đây bé ưa thích. 

Đối với bé lớn hơn, trộn thuốc như thế bé sẽ cho là mình bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ.

Tủ thuốc gia đình cho bé
 
Nên có thuốc giảm đau hạ nhiệt paracetamol (không được dùng aspirin) để hạ sốt cho bé, thuốc kháng histamin ở dạng sirô (phénergan, théralène) để trị ho, nôn ói và dị ứng, gói oresol để bù nước và chất điện giải khi bé bị tiêu chảy. 

Nên có dung dịch nhỏ mũi NaCl 0,9% (nước muối sinh lý) để nhỏ mũi khi bé bị nghẹt mũi, sổ mũi, dung dịch sát khuẩn như povidine để sát trùng các vết thương nhỏ ngoài da. Các thuốc thông thường này có thể hỏi dược sĩ tại nhà thuốc hoặc đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cho con. Xin nhấn mạnh, nên dùng thuốc thông thường trị các rối loạn nhẹ ở bé sau 3 ngày không thấy đỡ phải đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh.

Điều cần đặc biệt lưu ý nữa là các bậc phụ huynh nên cất giữ thuốc tại nhà thật tốt, không cho bé dễ dàng lấy thuốc.

Khi bé không 'chịu' thuốc

Một số bé có thể quá mẫn cảm (thường gọi là không “chịu” thuốc) với một số thành phần của thuốc và có dấu hiệu dị ứng, Vì vậy, cần theo dõi bé trong và sau khi uống thuốc. Bé bị dị ứng thuốc gồm có các triệu chứng: dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa, vật vã, kích thích, nôn, rối loạn tiêu hóa, khó thở.

Lúc này cần phải ngừng thuốc ngay và đưa bé đến cơ sở y tế khám, để bác sĩ có biện pháp điều trị kịp thời.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo