- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tránh lạm dụng kháng sinh khi bé ho, sốt…
Khá nhiều người, hễ thấy con ho, là tự ý cho dùng kháng s inh, nhất là khi ho kèm sốt. Theo các bác sĩ, tình trạng lạm dụng kháng sinh cho bé là tương đối phổ biến, đặc biệt trong thời tiết giao mùa.
Kháng sinh không có tác dụng nếu nguyên nhân ho, sốt là virus
Viêm mũi họng cấp hoặc nhiễm khuẩn hô hấp trên là bệnh hay gặp bé, với hai biểu hiện chính là ho và sốt. Bệnh hay xảy ra lúc chuyển mùa, khí hậu nóng - ẩm, chênh lệch nhiệt độ sáng - chiều quá lớn; mật độ virus nhiều, cơ thể bé không thích nghi kịp.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus (trong đó phổ biến là adenovirus, cúm A và B, rhinovirus...). Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus; vì thế, trong trường hợp này không nên dùng kháng sinh cho bé. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội), trường hợp nào uống mà khỏi nhanh thực chất là cảm giác của mẹ, chứ chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.
"Nhiều mẹ đưa con đến khám thắc mắc không hiểu vì sao con uống bao nhiêu kháng sinh mà mãi không thấy khỏi. Thực tế, việc uống kháng sinh nhiều làm bé kém ăn, chán ăn, có thể dẫn đến tiêu chảy, sức đề kháng của bé kém đi nhiều, làm bệnh lâu khỏi" - phó giáo sư Dũng nói.
Ngoài thuốc kháng sinh, các bác sĩ cũng không khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus vì không có sự thay đổi rõ.
Các bác sĩ chia sẻ rằng kháng sinh được ví như của "của để dành" để dùng trong những trường hợp thực sự nguy cấp và được bác sĩ kê đơn; vì thế, cha mẹ tuyệt đối không nên lạm dụng nó.
Chăm sóc đúng cách khi bé ho, sốt
Hạ sốt nếu bé sốt từ 38,5°C trở lên.
Mẹ có thể dùng các loại thuốc ho Tây y hoặc Đông y nếu bé ho nhiều. Cũng có thể dùng mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho bé uống để chữa ho. Nếu bé chảy mũi hoặc tắc mũi nhiều thì có thể sử dụng thuốc có các chế phấm chống tắc mũi.
Mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho bé. Cho bé ăn uống đủ chất, vệ sinh phòng cho bé sạch sẽ, thoáng, không bụi bặm…
Trường hợp cha mẹ không cần lo lắng: Nếu bé ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng.
Trường hợp cần đưa bé đi khám: Bé ho kéo dài; bé càng nhỏ thì ho, sốt càng nguy hiểm và cần đi khám sớm; bé kém ăn, bỏ bú, quấy khóc…
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Sai lầm thường gặp khi vệ sinh tai mũi họng cho bé (08:52:00 07/10/2013)
- Lựa chọn tăm bông cho bé – Không phải chuyện đùa! (15:00:00 03/10/2013)
- Phòng cúm cho bé lúc giao mùa (15:12:00 02/10/2013)
- Viêm họng cấp ở bé mùa lạnh (15:08:00 02/10/2013)
- Chữa viêm họng không cần kháng sinh (14:59:00 02/10/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |