- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
2 bệnh ở bé mà cha mẹ hay phát hiện muộn
U não hay viêm khớp ở bé có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.
1. U não
Nếu thấy bé bị nhức đầu kéo dài kèm nôn thì cha mẹ phải đưa bé đi khám sớm. Tình trạng này có thể do bé bị u ở não.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong các loại khối u ở bé, u não là nguyên nhân tử vong hay gặp nhất, chiếm 15% ung thư ở bé dưới 16 tuổi. Dấu hiệu u não ở bé đôi khi rất khó khám, bé có thể chỉ bị nôn hay nhức đầu bất thường nên hay bị chẩn đoán muộn.
Bệnh nhi là bé dưới 2 tuổi có đầu to, thóp rộng; bé lớn hơn kêu nhức đầu, buồn nôn, nôn (buổi sáng); thay đổi tính tình, dễ bị kích thích, ngủ gà, kém tập trung...
Biểu hiện khác nhau ở mỗi bé tùy theo vị trí, kích thước, giai đoạn của khối u. Với bé còn nhỏ, cha mẹ thường không biết khi nào con bị đau đầu nên hay đưa đi khám muộn.
Viêm khớp ở bé dễ bị phát hiện muộn
Bác sĩ Lê Thị Minh Hương (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, tình trạng đau mỏi xương khớp, đau nhức chân tay nhẹ thoáng qua là biểu hiện thông thường hay gặp ở bé tuổi học đường sau một ngày chạy nhảy nhiều. Nếu bé bị đau sau vận động quá nhiều hoặc do va chạm với các vật cứng thì không có vấn đề gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bé bị đau xương khớp tái diễn, dai dẳng gây hạn chế vận động thì cha mẹ cần cho con đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm khớp bé như đau mỏi xương khớp trong giai đoạn phát triển; viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao; viêm sau chấn thương…, cho đến những bệnh khớp mãn tính do một số rối loạn miễn dịch hoặc giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp.
Một trong những bệnh khớp mãn tính thường gặp ở tuổi học đường là bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên:
Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên thuộc nhóm bệnh tự miễn, là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, bệnh nhân bị bệnh trước 16 tuổi. Bệnh thường khởi phát sau khi nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn (Chlamydia mycoplasma, Streptococcus, Salmonella, Shigella). Bệnh này không hiếm gặp nhưng rất ít cha mẹ hiểu biết rõ nên đa số bé thường được đưa đến chuyên khoa khám muộn.
Triệu chứng của viêm khớp mãn tính gồm: Sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng thuốc kháng sinh aspirine liều thông thường.
Bé có thể bị nổi ban đỏ ở thân mình và các gốc chi, nhưng các mẩn đỏ này mất rất nhanh. Triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra ngay từ đầu hay sau vài ngày, bé có thể bị sưng đau một vài hoặc nhiều khớp như khớp cổ tay, khớp gối, khớp háng, mắt cá chân...
Phát hiện sớm tránh tàn phế: Khi mắc bệnh, bệnh nhi cần phải được khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa khớp, vì có thể bé bị thể bệnh nặng gây nguy hiểm.
Bệnh khớp mãn tính ở bé có khả năng gây tàn phế. Vì vậy khi thấy bé có những biểu hiện viêm khớp trên 6 tuần, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng kháng sinh liều thông thường cần phải đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên gia xương khớp để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Khi bé nổi hạch (14:40:00 09/10/2013)
- Chăm bé sốt mọc răng (14:36:00 09/10/2013)
- Bé chảy dãi nhiều (14:33:00 09/10/2013)
- Viêm tai giữa ở bé (13:47:00 07/10/2013)
- Tránh lạm dụng kháng sinh khi bé ho, sốt… (13:45:00 07/10/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |