- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Khi bé nổi hạch
Hạch nhỏ thưởng thấy sau gáy hay vành tai của bé. Theo các bác sĩ, nếu thấy bé nổi hạch, mẹ không được chủ quan tự tìm cách chữa mà nên đưa bé đi khám.
Theo bác sĩ Trương Anh Mậu (Khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh), không ít bé nổi hạch bạch huyết ở vùng sau tai. Hạch bạch huyết là những hạch của cơ thể có nhiệm vụ bảo vệ, tăng cường hệ thống miễn dịch của bé chống lại các yếu tố xâm nhập (vi trùng,siêu vi, vi sinh vật).
Hạch bạch huyết bình thường có kích thước nhỏ từ vài milimet đến khoảng 2cm, thường không đau, không nhạy cảm khi sờ. Trong trường hợp cơ thể bị nhiễm siêu vi, nhiễm trùng cấp (biểu hiện bằng các bệnh viêm hô hấp trên, viêm họng, nhiễm trùng da....), các hạch bạch huyết sẽ phản ứng lại bằng hiện tượng viêm sưng, nóng, đỏ, đau nhưng sau khi điều trị các bệnh lý trên, các hạch sẽ nhỏ lại, hết đau.
Đôi khi có trường hợp hạch sưng to và tụ mủ, lúc đó bé cần được rạch thoát mủ và điều trị với kháng sinh thích hợp, khoảng 7-10 ngày sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng gì.
Có những trường hợp bé bị viêm nhiễm nhiều lần thì một số hạch sẽ không nhỏ lại được nữa mà trở thành hạch viêm mãn. Lúc đó, dù bé không ho, không sốt gì thì mẹ vẫn sờ thấy các hạch này. Những trường hợp này nếu hạch không quá to (thông thường dưới 2cm) thì không cần điều trị gì đặc hiệu, nếu hạch to hơn thì sẽ có chỉ định cắt hạch này.
Ngoài ra, khi thấy bé bị rất nhiều hạch ở nhiều nơi như gáy, góc hàm, sau cơ ức đòn chũm... thì phải đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa lao để xem bé có bị bệnh lao sơ nhiễm, hay lao hạch, bệnh về máu...
Trong trường hợp lao hạch hoặc lao sơ nhiễm thì phải điều trị kiên trì theo phác đồ thuốc chống lao. Nếu bệnh về máu phải điều trị ở chuyên khoa huyết học. Tuy nhiên những bé bị lao sơ nhiễm thường nổi hạch đi kèm với các triệu chứng toàn thân khác như sốt nhẹ, ho dai dẳng, chậm lớn hoặc sút cân... Nếu bé có các biểu hiện như trên thì nên đưa cháu đi khám chụp phổi, kiểm tra phản ứng lao tố, căn cứ vào đó bác sĩ sẽ xác định bệnh và kê đơn thuốc điều trị.
Bên cạnh thuốc men, cần cung cấp chất bổ dưỡng chủ yếu là chất đạm (thịt, cá, tôm cua, đậu đỗ), các vitamin và chất khoáng có nhiều trong hoa quả, rau xanh cho bé.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Chăm bé sốt mọc răng (14:36:00 09/10/2013)
- Bé chảy dãi nhiều (14:33:00 09/10/2013)
- Viêm tai giữa ở bé (13:47:00 07/10/2013)
- Tránh lạm dụng kháng sinh khi bé ho, sốt… (13:45:00 07/10/2013)
- Sai lầm thường gặp khi vệ sinh tai mũi họng cho bé (08:52:00 07/10/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |