- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng viêm hô hấp tái phát ở bé
Không ít mẹ đau đầu vì hễ thay đổi thời tiết là bé bị viêm hô hấp, thậm chí bé rất hay bị bệnh này.
Để phòng viêm hô hấp tái phát cho bé, mẹ cần chú ý những điều sau:
Không tắm muộn cho bé
Đến đêm muộn, cơ thể thay đổi trạng thái hoạt động sang trạng thái nghỉ ngơi. Mặt khác, vào ban đêm, da giãn ra toàn bộ, lỗ chân lông nở to lại càng làm bé dễ mất nhiệt hơn. Vì thế, bé dễ bị nhiễm lạnh.
Mẹ tuyệt đối không tắm muộn cho bé. Mẹ nên tắm cho bé vào khung giờ muộn nhất là 5-6h chiều. Nếu mẹ quá bận việc thì chỉ nên lau chân, tay, ngực, lưng và nách, vùng kín cho bé bằng nước ấm. Nên đợi ngày hôm sau mới tắm cho bé.
Cách ly bé với người bệnh
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh (Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM), mẹ và người chăm sóc bé nếu đang bị bệnh nên tránh xa bé hoặc phải rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang nếu bị cảm, ho.
Tăng đề kháng cho bé
Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ăn ngủ của bé, không để bé bị nhiễm lạnh, tiêm phòng đầy đủ cho bé theo lịch tiêm chủng; cho bú sữa mẹ sớm (ngay sau sinh nửa tiếng) và bú mẹ đến hai tuổi nếu được (trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể bảo vệ cho bé khỏi bệnh); cho ăn dặm đúng cách đề phòng suy dinh dưỡng; tập thói quen cho bé ăn nhiều rau quả để cung cấp vitamin cho cơ thể. Có như vậy, hệ miễn dịch trong cơ thể của bé sẽ hoạt động hữu hiệu và bé ít mắc bệnh đường hô hấp hơn.
Không lơ là khi bé bị viêm mũi
Viêm mũi dễ gây sổ mũi ở bé. Khi bé đứng thì dịch mũi chảy ra ngoài nhưng khi bé nằm thì dịch mũi này chảy xuống họng và đoạn trên thanh quản. Dịch này mang nhiều virus, vi khuẩn và các chất gây viêm. Chúng đóng vai trò như các dịch viêm và mang mầm bệnh làm phát tán sang các vùng khác như họng, khí quản. Vì thế, bé ngay sau đó sẽ bị viêm khí phế quản.
Mẹ cần kiểm soát bé từ khi bị viêm mũi. Một mặt giữ ấm cho bé và tránh gió lạnh; một mặt mẹ cần sử dụng thuốc nhỏ mũi cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cho bé súc miệng nước muối loãng
Mẹ có thể pha nước muối loãng, lấy khăn xô nhúng vào nước rồi lau răng, kẽ răng, lưỡi, lợi cho bé. Nếu bé lớn hơn, mẹ có thể pha nước muối loãng cho bé súc miệng để diệt khuẩn, virus gây bệnh cúm, viêm đường hô hấp và các bệnh răng miệng....vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối sau khi ngủ.
Cho bé uống nước ấm
Cho bé uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô rát.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Bé ngủ không ngon giấc (15:11:00 21/10/2013)
- Giữ ấm cho bé khi nhiệt độ ngày – đêm chênh lệch (14:35:00 21/10/2013)
- 2 bệnh do virus thường gặp ở bé (15:28:00 16/10/2013)
- Các ca cấp cứu hiếm gặp ở bé (15:01:00 16/10/2013)
- 2 bệnh ở bé mà cha mẹ hay phát hiện muộn (14:23:00 16/10/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |