Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ho kéo dài ở bé

15:20:33 21/10/2013

Ho kéo dài ở bé là ho liên tục trên 4 tuần.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài. Ho kéo dài có thể do nguyên nhân tại phổi (hen, dị vật, lao…) hay do nguyên nhân ngoài phổi (viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý tim mạch, tác dụng phụ của thuốc).

Phân loại theo tuổi:
 
* Bé nhũ nhi: Ho kéo dài do nhiễm trùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm Chlamydia, lao...); ô nhiễm môi trường; hen phế quản, dị tật đường hô hấp; tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày.
  
* Bé lớn: Ho do ô nhiễm môi trường; lao; hen phế quản hay ho do tâm lý.

Điều nên làm khi bé ho kéo dài
 
Khi bé bị ho kéo dài , cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để khám chữa kịp thời. Tại phòng khám, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử dị ứng, hen phế quản trong gia đình; về môi trường mà bé sinh sống hoặc tiếp xúc... Ngoài ra, tùy vào tình trạng của bệnh, bé có thể được làm các xét nghiệm như: chụp X-Quang phổi, thử nghiệm lao; kiểm tra chức năng hô hấp, xét nghiệm huyết thanh để tìm vi trùng; nội soi phế quản nếu có nghi ngờ dị vật...
 
Dựa vào nguyên nhân của bệnh để dưa ra các hướng điều trị phù hợp:
 
- Hội chứng chảy mũi sau: Do viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính ở bé. Ngoài ho, bé còn bị ngứa và ngạt mũi. Nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc chống dị ứng, chống viêm...
 
- Hen phế quản: Bé bị ho và khò khè, có thể lên cơn hen và cảm thấy nặng ngực. Triệu chứng hen ở bé nhũ nhi khó nhận biết hơn và dễ bị chẩn đoán sai. Hãy đưa bé đến khám tại chuyên khoa hô hấp nhi để được điều trị cắt cơn và phòng hen. Trong trường hợp này, dùng thuốc giảm ho sẽ không điều trị triệt để được ho kéo dài.
 
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng thường gặp ở bé nhũ nhi và thường tự khỏi sau 12 tháng tuổi. Bé hít phải dịch từ dạ dày trào lên thực quản vào phổi, gây viêm thanh - phế quản và dẫn đến ho kéo dài.
 
Đặc biệt ở bé nhũ nhi, bệnh trào ngược này có thể gây ngưng thở, nhịp tim chậm, viêm phổi... Để chẩn đoán chính xác cần phải đo nồng độ pH trong thực quản, hoặc siêu âm bụng.

Ho kéo dài do trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị nội khoa, tỷ lệ thành công chiếm 80%. Nên cho bé nằm cao đầu, ăn sữa, thức ăn đặc, có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nặng không thể điều trị nội khoa thì bé mới cần phải phẫu thuật.
 
- Sau nhiễm trùng - virus đường hô hấp: Đường hô hấp bị viêm nhiễm dai dẳng và tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm trùng cũng khiến bé bị ho kéo dài. Tuy nhiên bệnh không trở nên nghiêm trọng và có thể tự khỏi được.
 
- Ho do tâm lý – thói quen chủ yếu ở bé lớn, thường không xảy ra khi bé ngủ hoặc tập trung vào việc gì đó. Bé có biểu hiện ho khan, ho nhiều và thường tăng lên khi đang căng thẳng. Trong trường hợp này nên khám và điều trị tâm lý cho bé.
 
Trường hợp của bé, mẹ nên đưa bé đi chụp X-Quang phổi. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thăm khám để chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị cho bé.

Ho liên tục trên 8 tuần gọi là mãn tính:

· Ho mãn tính thường khởi phát ở bé mà gia đình có người bị bệnh phổi.

· Ho thường bắt đầu ở bé sơ sinh

· Cơn ho khởi phát đột ngột.

· Một số bé bị ho ra máu.

· Bé thường ho khi bú, khó nuốt, nôn dữ dội.

· Bé đổ mồ hôi đêm/giảm cân.

· Tình trạng ho liên tục ở bé không ngừng hoặc ngày một xấu đi.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo