- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Thiếu kẽm và selen có liên quan đến chất lượng tinh trùng kém và giảm khả năng ...
-
Dấu hiệu rụng trứng thể hiện ở chất nhầy âm đạo, đau bụng, cảm thấy quyến rũ ...
-
Người mẹ nên cố gắng ăn thực phẩm có chứa vitamin C, như một ly nước hoa quả ...
-
Cả bạn và chồng bạn phải thực sự ổn định tâm lý trước khi có con.
-
Tư thế Doggy (người chồng 'đi vào' từ phía sau) giúp việc đậu thai dễ ...
-
Vỡ tử cung là một tai biến khi chuyển dạ, thai có thể bị đẩy vào ...
-
Băng huyết, sa dây nhau, dây rốn quấn cổ bé... là những rắc rối thường gặp khi ...
Nhiễm độc thai nghén cuối thai kỳ
Nhiễm độc thai nghén là một dạng bệnh lý xuất hiện trong 14 tuần đầu và 14 tuần cuối của thai kỳ.
Nhiễm độc thai nghén giai đoạn cuối
Nhiễm độc thai nghén giai đoạn cuối gồm 3 biểu hiện chính:
- Tiểu ra protein. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi nhiễm độc thai nghén.
- Phù: Phù 2 chân, thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai nghén. Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay. Ở những người bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và hai tay. Những thai phụ bị phù cần nằm nghỉ ngơi, gác cao chân lên. Với trường hợp xác định là nhiễm độc thai nghén thì phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi. Cân nặng tăng nhanh tới 500 gram mỗi tuần là do hiện tượng giữ nước trong cơ thể.
- Tăng huyết áp: Ở thời kỳ cuối của thai kỳ, huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai, hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén.
Ngoài ra, thai phụ còn có những biểu hiện như:
- Nhức đầu (như đang đội một chiếc mũ chật).
- Nôn, buồn nôn.
- Lo lắng, bồn chồn, mất ngủ.
Lưu ý: Nhiễm độc thai nghén cuối thai kỳ có thể biểu hiện ở sản giật và tiền sản giật.
Biến chứng
Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và giản giật.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của nhiễm độc thai nghén còn chưa rõ, song theo các bác sĩ, có một số yếu tố dễ dẫn tới hiện tượng này, gồm:
- Nhiễm độc thai nghén thường xuất hiện ở những thai phụ trẻ, nhất là khi sinh con lần đầu.
- Hay xảy ra khi trời lạnh hoặc chuyển mùa.
- Hay xảy ra ở những thai phụ làm việt mệt mỏi, quá sức.
- Dễ xuất hiện khi người mẹ ăn thức ăn lạ (dễ gây dị ứng).
Điều trị
Nếu người mẹ không điều trị, có thể dẫn tới tử vong do suy kiệt nặng.
Với người mẹ bị bệnh, bác sĩ sẽ giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng. Đối với thai nhi, bác sĩ sẽ xem xét và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong tử cung; hạn chế thai nhi kém phát triển…
Người mẹ phải tuân thủ các chỉ định như sau:
- Hạn chế muối.
- Lượng nước uống hàng ngày rút xuống so với bình thường không quá 1l.
- Nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.
- Dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phòng tránh
Vì chưa có nguyên nhân rõ ràng nên chưa có cách phòng tránh nhiễm độc thai nghén hiệu quả. Các bác sĩ khuyên thai phụ nên đi khám thai đầy đủ, kịp thời phát hiện những bất thường trong thai kỳ và đi khám sớm.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Tìm hiểu vỡ tử cung (20:58:00 18/11/2013)
- Tìm hiểu tắc mạch ối (20:56:00 18/11/2013)
- Giải đáp về nỗi sợ chuyển dạ (08:44:00 18/11/2013)
- 3 cách kích thích chuyển dạ tại bệnh viện (08:39:00 18/11/2013)
- Kích thích chuyển dạ tự nhiên (08:19:00 18/11/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |