- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Lưu ý dùng thuốc cho bé
Bé mắc bệnh không giống người lớn; cùng một thứ bệnh (cùng do một tác nhân), ở người lớn và các bé bệnh cảnh rất khác nhau. Do đó, không thể lấy kinh nghiệm bản thân để 'suy ra' cho bé.
Đã có trường hợp, bé chết vì nhỏ mũi bằng thuốc của người lớn; có trường hợp bị ngộ độc vì một loại sirô ho người lớn. Một câu nói đã cũ nhưng vẫn còn rất đúng trong nhi khoa: “Các bé không phải là người lớn thu nhỏ”.
Lưu ý khi cho bé dùng thuốc
- Các thuốc trong đơn của bác sĩ thường được cân nhắc tính toán, phối hợp để có tác dụng tốt nhất vì liều lượng rất quan trọng ở bé. Nếu mẹ tự ý thay đổi thuốc, cho bé uống không đủ liều lượng, bệnh sẽ không khỏi.
- Người mẹ cần xem kỹ thuốc mua và thuốc ghi trong đơn. Đã có trường hợp nhà thuốc bán nhầm thuốc vì chữ khó đọc hay tên thuốc na ná giống nhau. Nếu thắc mắc, mẹ nên hỏi kỹ trước khi cho bé dùng. Thuốc không rõ tác dụng, thuốc cũ, quá hạn, không rõ liều lượng, không rõ cách dùng thì không nên cho bé dùng.
- Nguyên tắc chung với bé là càng ít dùng thuốc càng tốt. Chỉ nên cho bé dùng thuốc khi thật sự cần thiết.
Lưu ý khi dùng sirô trị ho cho bé
Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Ho (biểu hiện bằng sự thở ra rất mạnh) giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm (đàm), dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt. Một số trường hợp như bị hen phế quản (viêm phế quản cấp), cần ho để tống xuất đờm (đàm) nhớt.
Bé rất dễ bị ho do viêm nhiễm đường hô hấp, dễ bị các bệnh tai mũi họng khiến cơ quan thụ cảm ho bị kích thích.
Bé cũng có thể ho do cảm lạnh, nhất là vào mùa mưa. Trường hợp bị cảm lạnh, thậm chí bị viêm họng (viêm họng ở bé thường do nhiễm siêu vi) gây ho thì không cần dùng thuốc trị ho mà chỉ cần chăm sóc đúng cách (giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ chất, cho bé uống nước nhiều hơn, đặc biệt cho uống nước cam, nước chanh), bé có thể tự khỏi sau 1-2 tuần.
Lưu ý khi dùng thuốc trị ho: Thuốc trị ho cho bé có dạng sirô hoặc nước, được phân biệt:
- Thuốc chỉ chứa một hoạt chất kháng histamin.
- Thuốc chứa nhiều thành phần giảm ho (trong đó có thuốc kháng histamin và thuốc ức chế ho).
Liều của thuốc dạng sirô được tính theo thìa (muỗng) hoặc dụng cụ có khắc vạch kèm theo thuốc. Liều dùng như thế nào sẽ căn cứ vào bảng hướng dẫn của bác sĩ, hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc.
Lưu ý khi dùng thuốc trị ho chứa hoạt chất kháng histamin: Do thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ nên một số phụ huynh lạm dụng điều này (cho bé uống sirô ho giống như thuốc ngủ để bé không quấy đêm và dùng nhiều ngày, từ tháng này sang tháng kia). Điều này rất có hại cho sức khỏe của bé.
Theo thông tin y học mới nhất, không nên cho bé dưới 2 tuổi dùng thuốc trị ho chứa chất kháng histamin vì thuốc có thể gây kích động, co giật.
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám: Khi thấy bé ho và đã cho dùng một số thuốc trị ho thông thường trên vài ngày không đỡ; bé ho mà cách thở, nhịp thở bất thường (thở nhanh từ 50 lần/phút trở lên, thở khó, lõm ngực khi hít vào hoặc thở khó khăn kiểu suyễn)…
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Chăm bé bị cúm (16:02:00 24/11/2013)
- Sốt virus ở bé (16:01:00 24/11/2013)
- Tránh ngộ độc vitamin A cho bé (16:28:00 21/11/2013)
- Tránh bỏng cho bé (16:24:00 21/11/2013)
- Những tai nạn do ngã thường gặp ở bé (15:05:00 11/11/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |