Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

3 bệnh dễ gặp mùa đông ở bé

15:13:10 01/12/2013

Sốt, viêm tiểu phế quản, viêm phổi là 3 bệnh rất dễ gặp mùa lạnh.

1. Viêm phổi mùa đông

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi gây ra bởi một số virus và vi khuẩn. Phổi bị viêm, chứa đầy chất lỏng, gây ho và khó thở. Căn bệnh này phổ biến nhất vào mùa đông xuân, thường sau một cơn cảm lạnh thông thường.

Ho và sốt cao có thể là viêm phổi: Viêm phổi có thể phát triển đột ngột trong một (hoặc hai) ngày hoặc chậm hơn (trong vài ngày).  Đôi khi rất khó để biết bé đang bị cảm lạnh hay viêm phổi.  

Sốt và ho là triệu chứng chính cảnh báo viêm phổi ở bé. Nếu tình trạng của bé dường như không cải thiện sau một vài ngày, mẹ cần đưa bé đi khám ngay. Cũng cần đưa bé đến bác sĩ, nếu: 

• Cơn ho ở bé xấu đi và ho ra chất nhầy. 

• Bé không khỏe. 

• Bé mất cảm giác ngon miệng. 
 
Các triệu chứng của viêm phổi: Có hai loại viêm phổi: viêm phổi do virus và viêm phổi do vi khuẩn.

- Viêm phổi do virus thường bắt đầu giống như bé bị cảm lạnh, các triệu chứng chậm nhưng nặng dần. Bé có thể có các triệu chứng sau đây: sốt cao; ho xấu đi; thở nhanh; nôn trớ; tiêu chảy; thở khò khè... 

Viêm phổi do virus thường ít nghiêm trọng hơn nhưng nếu bé bị viêm khuẩn do virus thì cũng có thể mắc viêm phổi do vi khuẩn trong tương lai.

- Viêm phổi do vi khuẩn đi kèm với một trong các triệu chứng khởi phát đột ngột: sốt cao; thở nhanh; ho; móng tay và đôi môi có màu hơi xám xanh; mất cảm giác ngon miệng; tiêu chảy; mất nước...

Chẩn đoán viêm phổi: Bác sĩ sẽ nghe phổi cho bé bằng ống nghe. Bác sĩ cũng kiểm tra nhịp tim và hơi thở của bé và hỏi cha mẹ về bất cứ triệu chứng nào khác ở bé.

Bé có thể được đề nghị chụp X-quang ngực trong bệnh viện để xem phổi bị ảnh hưởng gì chưa (không dùng cách này, khó để biết phổi của bé bị tổn thương ở mức nào). Bé cũng có thể cần xét nghiệm máu hoặc thử nghiệm chất dịch nhầy để xem bị viêm phổi do virus hay vi khuẩn.

Điều trị: Nếu bé viêm phổi, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào tuổi của bé, loại nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu viêm phổi do vi khuẩn, bé có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Nếu thở khó khăn, bé có thể được cung cấp nhiều oxy hơn thông qua một ống hoặc mặt nạ thở. 

Để giảm bớt khó chịu cho con, cha mẹ nên:

- Cho bé nghỉ ngơi nhiều.

- Bé có thể bị mất nước nếu đường hô hấp bị nghẽn và ho khiến bé khó khăn khi uống nước. Nên khuyến khích bé uống đủ nước.

- Cho bé dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn.

Nếu viêm phổi nặng, bé cần nhập viện. Điều quan trọng khi điều trị là luôn giữ cho bé đủ chất lỏng và oxy. Bé có thể được cho thuốc kháng sinh thông qua truyền dịch, nếu bé mất nước.

Phòng viêm phổi cho bé mùa lạnh:

- Điều quan trọng là bé cần được tiêm chủng đầy đủ. Vanccine phòng viêm màng não, phế cầu khuẩn, Hib, bạch cầu, ho gà đều quan trọng để ngừa bệnh dẫn tới viêm phổi.

- Vệ sinh cá nhân tốt: Che miệng và mũi khi cha mẹ (hoặc người thân) ở gần bé ho. Rửa tay mẹ và con thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng; đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn. Với bé đã biết bò, nên rửa tay (chân) bé trước khi cho bé ăn hoặc đưa bé lên giường. Vệ sinh tay nắm cửa, tay nắm tủ lạnh, điện thoại và đồ chơi sạch sẽ để tránh vi trùng lan rộng.
 
 - Tạo một môi trường không khói thuốc: Đảm bảo môi trường trong nhà không có khói thuốc lá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bé sống với khói thuốc lá bị bệnh thường xuyên hơn và có nhiều khả năng mắc viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, hen suyễn và các bệnh nhiễm trùng tai.

 - Chế độ ăn uống thích hợp làm tăng mức độ miễn dịch cho bé. Khi bé làm quen với thức ăn rắn, nên cung cấp một chế độ ăn uống đa dạng, giàu chất dinh dưỡng cho bé mỗi ngày.

 - Tránh những nơi đông đúc: Nhiễm trùng lây lan dễ dàng ở những nơi có nhiều bé tiếp xúc gần gũi với nhau trong nhiều giờ đồng hồ. Vì thế, hãy để mắt tới nhà trẻ (nếu bé đã đi nhà trẻ), nơi mẹ gửi con hoặc lớp mẫu giáo của bé. Nên nhờ người thân (hoặc người chăm sóc đáng tin cậy) trông bé, nếu bé còn nhỏ.

- Trong những tháng mùa đông, đừng bao giờ ủ ấm bé quá mức (hoặc cho bé ăn những thực phẩm nóng, với suy nghĩ là giữ ấm cho cơ thể). Nóng bức làm hại bé vì bé bắt đầu đổ mồ hôi và bị mất nước. Ngoài ra, những đồ ăn sản xuất nhiều nhiệt cũng khiến bé khó tiêu.

Với bé sinh non, mẹ phải chăm sóc cẩn thận ngay từ đầu. Bé sinh non có hệ miễn dịch yếu nên dễ bị viêm nhiễm, bệnh tật hơn.

2. Sốt trong mùa đông

Sốt là triệu chứng rất dễ gặp trong mùa đông. Sốt chỉ đơn giản là nhiệt độ của cơ thể tăng trên mức bình thường. Sốt là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, sốt nghiêm trọng hơn với một bé dưới sáu tháng. Đặt biệt, với bé sơ sinh, cơn sốt có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, với những bé ở độ tuổi này, nếu bị sốt, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi bác sĩ.

Lý do sốt ở bé: Các lý do sốt phổ biến bao gồm: cảm lạnh, cảm cúm; đau họng, nhiễm trùng tai; bệnh đường hô hấp (như viêm phổi); nhiễm trùng đường tiết niệu; mọc răng, tiêm chủng, do muỗi truyền bệnh...

Phát hiện sốt ở bé: Mẹ có thể phát hiện sốt ở bé bằng cách sờ vào trán của bé. Đo nhiệt độ là cách đơn giản và chuẩn xác nhất để phát hiện bé bị sốt. Mẹ có thể dùng nhiệt kế ở nách hoặc dán lên trán với bé còn nhỏ. Những dấu hiệu khác kèm sốt ở bé là: cáu kỉnh, hôn mê, ăn uống kém, khóc, thở nhanh, có thể co giật do sốt cao... 

Điều cha mẹ nên làm khi con bị sốt:

- Cung cấp cho bé đồ uống để đảm bảo bé luôn đủ nước. Từ sữa mẹ, sữa công thức tới nước sôi để nguội, nước cháo loãng...

- Cho bé nghỉ ngơi nếu bé muốn. Tất nhiên, bé không cần nằm yên một chỗ trên giường.

- Cho bé ăn theo nhu cầu của bé. Bé cần năng lượng và đủ nước để mau hết sốt. Nếu bé đã ăn dặm, nên cung cấp các món yêu thích cho bé nhưng không nên ép buộc bé. Khi khỏe hơn, bé sẽ thèm ăn hơn.

- Nếu bé bị sốt nghi là do muỗi, mẹ nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ tư vấn loại thuốc dành cho bé.

- Lau bằng nước ấm mặt, cổ , cánh tay và chân của bé để làm giảm cơn sốt.

- Không nên mặc thêm quần áo cho bé nhưng cũng đừng cởi bỏ quần áo, khiến bé bị lạnh.

Nhận biết bé bị sốt nghiêm trọng: Thận trọng với những cơn sốt ở bé dưới 6 tháng. Nếu bé sốt cùng các triệu chứng khác, nó có thể cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng gồm:

- Bé buồn ngủ, đặc biệt buồn ngủ.

- Bé không muốn uống suốt nhiều giờ đồng hồ.

- Thóp chìm, kèm khô môi, tiểu vàng đậm, tiểu ít. Có thể là dấu hiệu của mất nước.

- Nổi ban không rõ nguyên nhân.

Co giật do sốt: Co giật do sốt có thể xảy ra ở cả bé sơ sinh và bé nhũ nhi khi sốt cao. Co giật do sốt hiếm khi gây hại nhưng thường khiến cha mẹ hoảng hốt vì biểu hiện của nó. Nó thường chỉ kéo dài 20 giây, hiếm khi hơn 2 phút.

Tuy nhiên, nếu bé bị co giật do sốt, cha mẹ không được chủ quan. Nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định nguyên nhân phù hợp ở bé. Trong khi đưa bé đi khám, cha mẹ nên nới lỏng quần áo cho con và loại bỏ bất kỳ điều gì trong miệng bé, chẳng hạn như thức ăn hay ti giả để phòng bé cắn vào lưỡi.

3. Viêm tiểu phế quản mùa đông

Trước và sau mùa đông là thời điểm dễ bùng nổ viêm tiểu phế quản nhất. Viêm phế quản là một biến thể của nhiễm virus (hoặc cảm lạnh) thông thường. Viêm tiểu phế quản xảy ra khi đường nhánh nhỏ nhất của phổi bị sưng lên và lấp đầy với chất nhầy. Điều này ngăn chặn không khí lưu thông, làm cho bé khó thở.

Một trong những nguyên nhân của viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp (RSV). RSV cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm tắc thanh quản, viêm phổi và thậm chí cả các vấn đề hô hấp (như hen suyễn) sau này trong cuộc sống. Vì vậy, nếu mẹ nghi ngờ bé viêm tiểu phế quản, mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức.

Nhận biết bé mắc viêm phế quản với cảm lạnh thông thường: Viêm tiểu phế quản bắt đầu với triệu chứng giống như cảm lạnh (chẳng hạn nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, ho và bị sốt). Nó phát triển thành một cơn ho nặng hơn và khó thở. Nếu bé có biến chứng hoặc mẹ không chắc chắn liệu bé đang bị viêm tiểu phế quản hay cảm lạnh bình thường, tốt nhất là đưa bé đi bác sĩ..

Đưa bé đi khám ngay lập tức nếu bé có những dấu hiệu suy hô hấp sau đây: 

• Lỗ mũi phập phồng khi thở. 

• Da giữa các xương sườn bị hút vào theo từng nhịp thở.  

• Thắt chặt các cơ bụng khi thở. 

• Bé khò khè; ăn khó khăn; nôn sau những cơn ho dài hoặc cơn ho lặp đi lặp lại; môi và móng tay xanh là dấu hiệu thiếu oxy; hơi thở nhanh hơn 60 nhịp mỗi phút; khó ngủ và hôn mê. 

Viêm tiểu phế quản rất nghiêm trọng với bé sơ sinh: Ở bé sơ sinh, do đường hô hấp còn nhỏ nên khi bị viêm tiểu phế quản, bé càng khó thở hơn. Ở những bé dưới 1 tuổi, viêm tiểu phế quản sẽ nhanh chóng xấu đi, gây khó khăn cho hô hấp. Viêm tiểu phế quản là nghiêm trọng nếu bé: 

• Bị một chứng rối loạn hô hấp. 

• Có bệnh tim bẩm sinh. 

• Có ít khả năng miễn dịch do bệnh tật hoặc thuốc. 

• Sinh non (trước 32 tuần). 

• Có trọng lượng sơ sinh thấp. 

Các trường hợp nghiêm trọng nhất xảy ra ở bé dưới sáu tháng. 
 
Những cách chăm sóc bé: 

• Cung cấp nhiều nước cho bé. Nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên cho con bú thường xuyên. Nếu bé dùng sữa công thức (hoặc đã ăn dặm), có thể bổ sung nước cho bé. Bé sẽ lười ăn khi đang khó thở. Vì vậy, nên cho bé ăn các bữa ngắn và thường xuyên. Điều này ngăn bé bị mất nước. 

• Nâng cao đầu giường (cũi) của bé (hoặc để bé gối đầu cao hơn một chút) giúp bé dễ thở khi mũi nghẹt. 

• Hãy thử sử dụng máy tạo hơi nước giúp cải thiện hô hấp cho bé. Chạy máy tạo hơi nước trong phòng của bé, đặc biệt khi bé đang ngủ. Nên làm sạch và lau khô máy khi không dùng đến. Bảo quản máy ở nơi không có bụi. Bởi vì máy tạo hơi nước bị bẩn sẽ gây hại cho bé nhiều hơn.

Nếu mẹ không có máy tạo hơi nước, mẹ có thể dùng chậu nước sôi, được bao phủ bởi một chiếc khăn. Hơi nước nóng thấm vào khăn và nhanh chóng bay hơi. Nhưng cần để chậu nước thật xa tầm tay của bé. Không khí trong nhà, đặc biệt là vào mùa đông có thể làm khô đường hô hấp.

• Sử dụng một dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất nhầy trong mũi của bé.  

• Nếu bé khó chịu vì mũi tắc, trong khi mẹ “hết cách” để thông mũi cho con thì mẹ nên đưa bé đến viện để hút dịch mũi. 

• Không hút thuốc xung quanh bé. 

• Giữ bé sơ sinh bị bệnh ra khỏi sơn mới, đồ gỗ mới và khói vì chúng có thể làm cho bé thở khó khăn hơn. Khói từ các que hương (hoặc các loại hương chống muỗi) có thể gây ra kích ứng cho bé. 

Thời gian điều trị: Thường mất từ hai ngày đến một tuần để các triệu chứng của viêm tiểu phế quản khỏi hẳn. Điều này phụ thuộc vào loại virus và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Khó thở bắt đầu được cải thiện sau ba ngày và thường trong vòng một tuần, bé sẽ thở tốt. Nhưng các bé bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể mất nhiều tuần điều trị.

Phòng tránh: Viêm tiểu phế quản có thể lây lan qua tiếp xúc cơ thể (ví dụ ở nhà trẻ, ở nhà...). Các virus có thể sống trên bàn tay và bề mặt tới 6 tiếng. Vì thế, rửa tay thường xuyên với nước ấm và xà phòng chống khuẩn (nhất là khi giữ bé) là điều quan trọng.

Nếu bé sinh non, cố gắng hạn chế số người đến thăm bé cho đến khi bé được 2 tháng tuổi. Tránh cho bé tới những chỗ đông đúc và có người bị bệnh.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo