- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tránh bỏng cho bé
Theo các bác sĩ, bé 1-3 tuổi là dễ bị bỏng nhất. Ở độ tuổi này, nhận thức của bé còn non nớt nhưng lại hay nghịch phá, tò mò với những thứ xung quanh.
Nguyên nhân
Hầu hết những tai nạn bỏng đều do sự bất cẩn hay chủ quan của người lớn. Có phụ huynh mải làm việc, để bé chơi một mình, bé giật đổ phích nước hay sờ vào nồi canh; có phụ huynh chủ quan hoặc sơ ý để bát canh nóng, cháo nóng… gần tầm tay của bé. Khi đó, chỉ cần trong tích tắc, bé đã thò tay ngay vào bát canh hay nồi cháo nóng.
Có trường hợp, mẹ tắm cho con đổ nước sôi vào mà quên đổ nước lạnh rồi đặt bé vào chậu nước sôi làm bé bị bỏng.
Có bé bị bỏng do chạy chơi ngã vào nồi canh nóng hoặc dùng que sắt chọc vào ổ điện.
Hậu quả
Thạc sĩ Nguyễn Thống (Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội) cho biết, tai nạn bỏng ở bé nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều, bởi sức đề kháng của bé còn kém, dễ bội nhiễm.
Bé có thể tử vong do mất nước, mất điện giải, shock bỏng, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn máu, suy giảm miễn dịch... Thời gian điều trị kéo dài 2-3 tuần hoặc dài hơn tùy thuộc vào diện bỏng và mức độ bỏng. Nếu vượt qua giai đoạn dễ tử vong nhất (sau 5-15 ngày) thì bé vẫn phải được theo dõi trong 2 năm sau đó đề phòng các di chứng.
Sau khi điều trị, bé còn có thể gặp một số di chứng về tâm thần và thể chất. Bé có thể bị ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu bài học chậm hơn so với các bạn.
Về thể chất, nếu không được tư vấn và điều trị thì các di chứng ở bé sau bỏng sẽ nặng nề hơn so với người lớn do cơ thể bé đang trong giai đoạn phát triển.
Những di chứng thường gặp là rối loạn sắc tố, ngứa, viêm da, sẹo. Nếu bé có sẹo co kéo ở ngực sẽ khiến ngực không phát triển làm cho lồng ngực bị hẹp lại, thể tích phổi không phát triển được. Nếu bé bị sẹo co kéo ở khớp không chỉ gây mất vận động mà còn có thể gây biến dạng xương. Khi bé bị sẹo ở cổ có thể gây co kéo cổ làm lệch cột sống.
Phòng tránh
Các bác sĩ khuyến cáo, đề phòng tránh tai nạn bỏng ở bé, cha mẹ cần luôn để mắt tới con, để tác nhân gây bỏng xa tầm tay của bé như phích nước để chỗ kín, nồi canh để trên cao bé không với tới...
Sơ cứu đúng cách
Theo các bác sĩ, việc xử lý khi bé bị bỏng khá đơn giản. Nước (liệu pháp rẻ tiền, sẵn có nhất) đã được nghiên cứu và chứng minh là rất hiệu quả. Ngâm nước lạnh 15-30 phút vừa giúp vết bỏng hạ nhiệt, vừa giảm đau, giảm phù nề cho vết thương. Sau đó, đắp gạc ướt lên rồi băng ép và đưa con đến cơ sở y tế chuyên môn để được các bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp.
Nếu bị bỏng ở những vùng cơ thể khó ngâm nước như mặt, cổ... thì có thể dùng khăn sạch, ướt đắp lên.
Theo bác sĩ, khi bị bỏng cần được xử lý ngay lập tức, tốt nhất là trong 15 phút đầu. Nếu để muộn, tổn thương càng sâu thì việc điều trị càng mất nhiều thời gian, phức tạp và để lại di chứng, sẹo xấu.
Những cách chữa bỏng không đúng: Những cách làm truyền thống như bôi kem đánh răng, nước mắm, thuốc lá, muối… chữa bỏng không có tác dụng. Theo các bác sĩ, muối có tính kiềm, có khả năng "ăn" da, không thể dùng để chữa bỏng. Chính bởi thế, ngay cả thuốc đánh răng - một thứ "thuốc" được nhiều người dùng bôi khi bị bỏng (dù chỉ chứa một lượng kiềm rất nhỏ), cũng không tốt.
Tiến sĩ Nguyễn Hải An (phó chủ nhiệm Khoa trẻ em, Viện Bỏng Quốc Gia) cho biết, rất nhiều trường hợp bé bị bỏng nhẹ nhưng do người nhà không biết cách xử lý hoặc áp dụng các kinh nghiệm chữa sai, khiến vết thương nặng hơn rất nhiều.
Bác sĩ Hải An cho biết, chính ông và các đồng nghiệp trong khoa nhiều khi phải giật mình trước những cách chữa bỏng rất "sáng tạo" của nhiều vị phụ huynh. Có mẹ dùng vôi bôi lên vùng da tổn thương của con vì bà nội hay ăn trầu bảo vôi mát, lại lành. Người khác thì dùng tỏi đắp vào vết rộp ở chân con khiến vùng tổn thương càng phỏng nặng. Rồi những thứ như trứng, nhựa chuối, tương, mắm... cũng được họ biến thành "thuốc" chữa bỏng.
Ngoài ra, không ít người lại chuộng đắp lá, dùng thuốc đông y để chữa bỏng cho bé vì cho rằng như vậy mới lành, lại rẻ.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Những tai nạn do ngã thường gặp ở bé (15:05:00 11/11/2013)
- Xử trí khi bé bị muỗi đốt (14:44:00 11/11/2013)
- Điều trị vết kiến đốt cho bé (14:28:00 11/11/2013)
- Các loại giun bé dễ nhiễm (16:00:00 08/11/2013)
- Phòng ngộ độc chì cho bé (15:23:00 08/11/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |