- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Bệnh chlamydia trong thai kỳ
Chlamydia là một trong những chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục (gồm cả quan hệ đường miệng và đường hậu môn). Chlamydia sẽ truyền từ mẹ sang bé qua quá trình chuyển dạ.
Ảnh hưởng tới thai kỳ
Thai phụ mắc Chlamydia có nguy cơ cao về nhiễm trùng nước ối, sinh non. Một số nghiên cứu chứng minh, có mối liên quan giữa Chlamydia và tỷ lệ sảy thai.
Ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ, vi khuẩn gây Chlamydia từ mẹ có thể truyền sang con. Khoảng 50% số bé chào đời ở nhóm người mẹ mắc bệnh cũng có nguy cơ bị mắc bệnh. Khoảng 25-50% số bé mắc bệnh bị viêm màng kết vài ngày đến vài tuần sau khi chào đời. Trong khi đó, những loại thuốc nhỏ mắt cho bé sơ sinh chỉ có tác dụng điều trị viêm màng kết do bệnh lậu, chứ không phải viêm màng kết do Chlamydia.
Khoảng 5-20% số bé mắc Chlamydia thì cũng bị chứng viêm phổi vài tuần đến vài tháng sau khi chào đời.
Gây khó thụ thai
Chlamydia giống như một số bệnh STDs khác, có thể gây khó thụ thai bằng cách cản trứng và tinh trùng làm tổ. Trong một số trường hợp, Chlamydia có thể gây viêm khung xương chậu (PID). Khoảng 40% phụ nữ không điều trị chlamydia bị PID, với triệu chứng: đau lưng và bụng dưới, đau khi quan hệ vợ chồng, ra máu âm đạo, sốt và nôn. PID có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, gây đau khung xương chậu mãn tính và khó thụ thai, cũng như tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Triệu chứng
Khoảng 75% phụ nữ mắc Chlamydia không có triệu chứng. Nếu có, triệu chứng sẽ xuất hiện 1-3 tuần sau khi mắc bệnh, bao gồm: nóng rát khi đi tiểu, viêm ở khung xương chậu, tăng dịch tiết âm đạo hoặc dịch tiết có lẫn máu.
Nếu quan hệ đường hậu môn, bệnh còn có thêm triệu chứng viêm trực tràng. Nếu quan hệ đường miệng, cổ họng sẽ có cảm giác bị đau.
Khoảng một nửa nam giới mắc Chlamydia có triệu chứng là dương vật tiết dịch bất thường, nóng và đau khi đi tiểu, mềm tinh hoàn và viêm trực tràng.
Chẩn đoán Chlamydia trong thai kỳ
Nhiều thai phụ được tiến hành làm xét nghiệm Chlamydia trong lần khám thai đầu. Bác sĩ sẽ gửi một mẫu dịch từ âm đạo hoặc mẫu nước tiểu vào phòng phân tích. Sau đó, người mẹ sẽ biết được mình có mắc bệnh hay không.
Điều trị
Chlamydia được điều trị bằng kháng sinh, có cả loại an toàn cho thai phụ. Người chồng cũng được chỉ định điều trị cùng lúc. Trong khoảng thời gian điều trị, vợ chồng cần tránh quan hệ tình dục.
Cách phòng tránh
Chung thủy một vợ, một chồng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Ngoài ra, cần sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ. Nếu nghi ngờ mắc Chlamydia, vợ chồng cần đi khám ngay.
- Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai (14:48:00 27/01/2014)
- Sỏi thận trong thai kỳ (14:32:00 27/01/2014)
- Viêm gan C ở mẹ bầu (14:35:00 21/01/2014)
- Giải đáp về viêm gan B ở mẹ bầu (14:28:00 21/01/2014)
- Bệnh lậu khi mang bầu (14:15:00 21/01/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |