Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Giải đáp về viêm gan B ở mẹ bầu

14:22:10 21/01/2014

Viêm gan B trong thai kỳ

Viêm gan B là bệnh có thể lây từ mẹ sang con khi mẹ mang thai.

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về viêm gan B ở phụ nữ mang thai:

1. Tôi có nên làm xét nghiệm viêm gan B trong thai kỳ không?

- Có, tất cả phụ nữ mang thai đều nên làm xét nghiệm viêm gan B. Thai phụ người châu Á có nhiều nguy cơ bị nhiễm viêm gan B nên càng cần phải được làm xét nghiệm. Thai phụ nên trao đổi với bác sĩ về việc thử máu, kiểm tra bệnh càng sớm càng tốt.

2. Nếu có thai, tôi có nên tiêm phòng viêm gan B không?

- Tốt nhất mẹ bầu nên tiêm phòng viêm gan B từ lúc trước khi có ý định mang thai.

Còn trong thai kỳ, nếu kết quả thử máu cho thấy mẹ bầu không bị viêm gan B thì bác sĩ có thể đề nghị chờ đến khi sinh xong mới tiêm phòng viêm gan B cho mẹ bầu. Nếu người chồng bị viêm gan B (hoặc mẹ bầu làm việc trong môi trường dễ có nguy cơ nhiễm bệnh) thì bác sĩ có thể trao đổi để tiêm phòng viêm gan B cho mẹ bầu ngay trong thai kỳ.

3. Viêm gan B có gây dị tật cho thai không?

- Thông thường, viêm gan B không ảnh hưởng đến thai nhi (không gây dị tật cho thai) và đa số phụ nữ có thai bị viêm gan loại B không bị trở ngại gì. Nhưng, điều quan trọng là bác sĩ phải biết mẹ bầu có bị nhiễm viêm gan loại B hay không để có thể theo dõi sát sao trong thời gian thai nghén.

Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng ở giai đoạn III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.

4. Nếu mẹ bị viêm gan B thì bé có bị lây bệnh không?

- Người mẹ có thể truyền siêu vi khuẩn viêm gan B cho con khi sinh (dù sinh thường hay sinh mổ).

5. Tỷ lệ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con thế nào?

- Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%; nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh. 50% số bé này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

6. Nếu tôi bị viêm gan B, làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bệnh?

- Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì bé sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Và tiêm vaccine phòng viêm gan B cho bé theo đúng lịch tiêm chủng.

7. Tại sao bé cần được tiêm phòng viêm gan B ngay trong phòng sinh?

- Phải tiêm phòng viêm gan B cho bé ngay trong vòng 12 giờ đầu tiên sau sinh. Bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có thể bị mắc viêm gan B sau này.

Lưu ý: Nhớ cho bé đi tiêm phòng viêm gan B hai mũi tiếp theo: khi bé được 1 tháng và 6 tháng tuổi.

8. Tôi năm nay 31 tuổi, có thai được 13 tuần. Vì tôi có tiền sử 2 lần thai lưu nên lần này có bầu phải được bác sĩ chuyên khoa theo dõi, thuốc men rất cẩn thận (đến thời điểm này, tôi chỉ uống nospa, totcal và thai đang phát triển tốt).

Tuy nhiên hiện nay, tôi có một vài vấn đề tế nhị không biết hỏi ai, rất cần lời khuyên:

a. Tôi bị viêm gan B (cách gọi nôm na là người lành mang virus, chức năng gan bình thường). Vậy thì sau khi sinh con, tôi có được cho bé bú sữa mẹ không? Vì có thông tin cho rằng, tôi sẽ làm con bị lây viêm gan B qua sữa mẹ.

b. Tôi nên sinh mổ để an toàn cho con (không bị lây nhiễm viêm gan B) hay tôi vẫn có thể sinh thường?

c. Vì hai vợ chồng tôi giấu bố mẹ chồng việc tôi bị viêm gan B nên chuyện tiêm phòng cho con ngay sau khi sinh có cần xét nghiệm gì trước hay không?

d. Vì tôi có tiền sử 2 lần thai lưu như trên nên bác sĩ khuyên tôi phải tránh quan hệ vợ chồng để đảm bảo an toàn. Vợ chồng tôi thực hiện nghiêm túc song thời gian gần đây không hiểu sao tôi luôn muốn được gần gũi chồng (dù đã tìm cách để quên), trong giấc ngủ lại mộng mị được quan hệ với chồng. Nói việc này hơi tế nhị nhưng vì cảm giác này rất khó chịu. Tôi không thể gần chồng vì an toàn của bé, xin cho lời khuyên làm thế nào để giảm hay quên đi ham muốn này. Nếu tôi "tự mình thoả mãn" để cho qua đi cảm giác, liệu sự co thắt tử cung có làm ảnh hưởng đến bé?

Tôi xin chân thành cảm ơn. Rất mong những thông tin sớm hồi âm của Mevabe.net.

- Trả lời:

a. Tùy trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định việc cho con bú mẹ hay không. Vì thế, mẹ bầu nên hỏi ý kiến trực tiếp từ bác sĩ của mẹ bầu về chuyện nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh.

b. Mẹ bầu vẫn có thể sinh thường. Nhưng mẹ bầu cũng nên trao đổi chuyện này với bác sĩ để có kết luận chính xác.

c. Em bé cần tiêm phòng ngay sau khi chào đời. Quá trình và cách thức tiêm phòng cụ thể thế nào mẹ bầu cũng nên hỏi bác sĩ để có sự chuẩn bị kỹ càng.

d. Nếu bác sĩ đề nghị mẹ bầu kiêng quan hệ vợ chồng thì mẹ bầu nên tuân thủ. Mẹ bầu có thể chọn các hình thức giải trí khác như xem phim, nghe nhạc, đọc sách...

9. Tôi có nên ngưng thuốc điều trị viêm gan B khi đang mang thai?

- Nếu từ trước mang thai, mẹ đã phải điều trị viêm gan B bằng thuốc thì chứng tỏ, người mẹ đang ở giai đoạn bị virus tấn công. Để biết có nên tiếp tục hay tạm ngưng dùng thuốc, người mẹ nên đi khám bác sĩ cẩn thận. Một số trường hợp, người mẹ phải tiếp tục dùng thuốc điều trị theo tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng viêm gan của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi để có lời khuyên cụ thể.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo