- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khi mang bầu
Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn phổ biến cư trú trong ruột hoặc âm đạo. Mặc dù loại vi khuẩn này thường vô hại ở người lớn nhưng nó có thể gây ra các biến chứng trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nghiêm trọng cho bé sơ sinh.
Khi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, phụ nữ mang thai thường không có biểu hiện gì. Nhưng thực chất, nó có thể gây nhiễm trùng bàng quang và nước tiểu. Số phụ nữ mang mầm bệnh này chiếm 10-35%.
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
Thông thường các bác sĩ sẽ gợi ý để thai phụ làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B trong 3 tháng cuối. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng tăm bông lăn vào âm đạo và trực tràng để lấy mẫu xét nghiệm. Một số trường hợp, thai phụ có thể tự lấy mẫu xét nghiệm.
Nếu kết quả cho âm tính thì thai phụ không cần lo lắng. Nếu kết quả là dương tính, thai phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh khi chuyển dạ để không làm nhiễm khuẩn sang bé sơ sinh.
Nguy cơ sức khỏe: Liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho phụ nữ mang thai, gồm:
- Nhiễm trùng đường tiểu.
- Nhiễm trùng nhau thai và dịch ối.
- Nhiễm trùng huyết (vi khuẩn trong máu).
- Trường hợp hiếm, liên cầu khuẩn nhóm B gây nhiễm trùng màng lót tử cung (nội mạc tử cung) sau khi sinh nở. Liên cầu khuẩn nhóm B còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau mổ đẻ.
Tuy nhiên, mối quan tâm chính của người mẹ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B là nguy cơ lây bệnh cho em bé. Vi khuẩn này có thể lây sang bé khi sinh thường, nếu bé tiếp xúc với chất dịch có chứa vi khuẩn của mẹ. Các biến chứng cho bé gồm:
- Viêm phổi.
- Viêm màng và chất lỏng bao quanh não, dây cột sống (viêm não).
- Nhiễm trùng huyết.
Nếu người mẹ từng sinh con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hoặc người mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B trong thời kỳ mang thai thì người mẹ có nguy cơ cao lây vi khuẩn này cho bé. Khi đó, người mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh mà không cần làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.
Trong trường hợp mổ đẻ, túi ối vẫn còn nguyên vẹn (chưa vỡ ối) thì người mẹ không cần dùng kháng sinh.
Sự chuẩn bị của người mẹ trước khi làm xét nghiệm: Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B thường được tiến hành trong tuần 35-37 của thai kỳ. Người mẹ không cần sự chuẩn bị đặc biệt nào trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, người mẹ nên nói cho bác sĩ biết về tình trạn nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B của mình trong thai kỳ lần trước.
Quá trình xét nghiệm: Bác sĩ sẽ dùng tăm bông (hoặc bông, gạc) vô trùng để lăn qua âm đạo và trực tràng, lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó, mẫu này sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm. Kết quả sẽ có trong vài ngày sau đó.
Kết quả: Nếu kết quả là dương tính thì chưa thể khẳng định người mẹ bị bệnh và em bé sẽ bị ảnh hưởng. Nó chỉ có nghĩa là mẹ và bé có nguy cơ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. Khi ấy, một vài xét nghiệm thử lại là điều cần thiết trước khi có kết luận cuối.
Những khó khăn trong điều trị liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai
Tuy rằng, âm đạo và ruột có thể được kiểm tra dễ dàng để xác định việc thai phụ có bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không và nếu có, liên cầu khuẩn nhóm B cũng có thể được loại trừ hay giảm bớt bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Nhưng việc điều trị liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai vẫn còn nhiều tranh cãi, bởi các lý do sau:
- Sự xâm nhập của liên cầu khuẩn nhóm B vào âm đạo và ruột mang tính nhất thời. Một người phụ nữ có xét nghiệm âm tính với liên cầu khuẩn nhóm B ngày hôm nay không có nghĩa ngày mai sẽ không bị nhiễm khuẩn. Ngược lại, vi khuẩn có thể tự biến mất mà không cần kháng sinh.
- Xét nghiệm để xác nhận nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B mất ít nhất 24 tiếng đồng hồ. Hơn nữa, việc làm này không đảm bảo bé sinh ra không bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B bởi quá trình sinh nở có thể đảo ngược kết quả xét nghiệm.
- Điều trị bằng kháng sinh ở mẹ có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé sơ sinh (vì kháng sinh dễ dàng thấm qua bánh nhau) nhưng điều đó cũng có nghĩa đưa trực tiếp thuốc vào cơ thể thai nhi.
- Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh khiến vi khuẩn trở nên “nhờn thuốc”.
Phòng ngừa, điều trị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B
Tất cả phụ nữ mang thai từ tuần 35-37 nên đi kiểm tra định kỳ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.
Phụ nữ mang thai nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B chỉ được điều trị khi bắt đầu chuyển dạ hoặc vỡ ối.
Điều trị kháng sinh dự phòng là bắt buộc với phụ nữ mang thai trong trường hợp sau:
- Mang thai trước tuần thứ 37.
- Vỡ ối trước đó 18 tiếng hoặc hơn.
- Sốt cao trên 38ºC.
Những phụ nữ sau nên được điều trị liên cầu khuẩn nhóm B khi sinh nở:
- Đã từng có con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.
- Nhiểm trùng đường tiết niệu vì liên cầu khuẩn nhóm B.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Nhiễm nấm candida khi mang bầu (08:46:00 07/02/2014)
- Bệnh sùi mào gà khi mang thai (16:35:00 06/02/2014)
- Bệnh trùng roi trong thai kỳ (16:20:00 28/01/2014)
- Bệnh mụn rộp sinh dục ở mẹ bầu (16:09:00 28/01/2014)
- Nhiễm Rubella khi mang bầu (15:56:00 28/01/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |