Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nhiễm Rubella khi mang bầu

15:50:10 28/01/2014

Rubella là bệnh do virus cấp với triệu chứng không rõ ràng, khó phân biệt với những bệnh khác. Khoảng một nửa trường hợp không có triệu chứng rõ hoặc nhẹ tới mức mẹ bầu cũng không biết là mình mang bệnh.

Nếu mẹ bầu có triệu chứng điển hình, chúng thường khởi phát sau 12-13 ngày mắc bệnh. Người bệnh sốt nhẹ, đau đầu, khó chịu, khớp sưng đau, mắt đỏ, tắc hoặc nghẹt mũi trong 1-2 ngày trước khi những nốt ban mọc lên.

Những nốt ban chỉ kéo dài một vài ngày, thường xuất hiện đầu tiên ở mặt rồi lan ra cơ thể. Khớp sưng đau có thể kéo dài vài tuần. Mẹ bầu bị lây bệnh 1 tuần trước khi có nốt ban đầu tiên và 1 tuần nữa hoặc lâu hơn cho đến khi hết ban.

Chẩn đoán bệnh

Mẹ bầu bị sốt, phát ban mà không xác định rõ nguyên nhân cần được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán Rubella IgM và IgG.

IgM âm tính, IgG âm tính: Thai phụ chưa từng nhiễm Rubella và có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.

Do đó, mẹ bầu cần phải hạn chế tối đa việc đến chỗ đông người, đến những vùng dịch bệnh; nếu buộc phải đến, nên đeo khẩu trang, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

IgM dương tính, IgG dương tính: Kết quả này chứng tỏ thai phụ đang nhiễm Rubella cấp.

- Nếu thai trong giai đoạn ba tháng đầu, thai phụ có thể được bác sĩ tư vấn bỏ thai (vì tỷ lệ mẹ có thể truyền virus sang thai lên đến trên 90%). Hậu quả là thai nhi bị chết hoặc mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.

- Nếu tuổi thai là 12-18 tuần, tỷ lệ gây dị tật thai thấp hơn, khoảng 40-60%, bác sĩ không tư vấn bỏ thai, nhưng sẽ cùng thai phụ cân nhắc tùy từng trường hợp cụ thể.

- Nếu thai trên 18 tuần, bác sĩ có thể không tư vấn bỏ thai (vì khả năng thai bị dị tật rất hiếm). Tuy nhiên có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai, thai còi hoặc nhiễm trùng sơ sinh.

IgM âm tính, IgG dương tính: Có thể xảy ra nhiều trường hợp như sau:

- Nếu người mẹ đã tiêm phòng Rubella trước khi mang thai; hoặc từng bị Rubella đã thì yên tâm vì cơ thể đã có kháng thể với Rubella.

- Nếu không thuộc 2 trường hợp trên mà bị sốt, phát ban, thai phụ cần được thử lại chỉ số IgG một tuần sau đó:

Kết quả chỉ số IgG tăng dưới bốn lần biểu hiện thai phụ đã bị nhiễm IgG từ lâu, có thể giữ thai.

Nếu chỉ số này tăng trên bốn có nghĩa thai phụ mới bị nhiễm Rubella.Cách xử lý tương tự với tình huống IgM dương tính, IgG dương tính.

Nếu IgM âm tính, IgG dương tính: Nếu có kết quả này và thai phụ không nhớ thời điểm sốt phát ban; hoặc thời điểm bị sốt, phát ban đã trên một tháng, việc thử IgG không còn giá trị, cần phải chọc ối để tầm soát Rubella.

Nếu kết quả là dương tính, nên bỏ thai, nếu âm tính có thể giữ thai.

IgM và IgG cùng dương tính nhưng IgM dương tính với nồng độ thấp: Trường hợp này ít gặp, cần chẩn đoán phức tạp hơn.

Nhiều khả năng dương tính là giả do thai phụ mới bị nhiễm một loại siêu vi nào đó. Khi đó, cần theo dõi và xét nghiệm IgM, IgG sau mỗi 1-2 tuần. Sau 2-3 lần liên tiếp nếu các chỉ số vẫn giữ nguyên, không đổi thì thai phụ có thể yên tâm.

Phòng Rubella khi có bầu

Người mẹ trước khi có ý định mang thai nên tiêm phòng Rubella tối thiểu 1-3 tháng.

Một số phụ nữ từng tiêm phòng Rubella từ lâu nhưng không biết cơ thể mình còn kháng thể chống lại Rubella nữa hay không. Trường hợp này, bác sĩ khuyên người mẹ không cần làm xét nghiệm mình còn miễn dịch với Rubella không mà nên tiêm phòng Rubella. Mũi tiêm nhắc này không ảnh hưởng tới cơ thể người mẹ.

Một số hỏi – đáp phổ biến

- ‘Tôi đã tiêm phòng Rubella khi tôi còn nhỏ nhưng xét nghiệm gần đây nói rằng, tôi chưa miễn dịch với bệnh này. Có thể như vậy không?’

- Có, trường hợp này vẫn thường xảy ra. Một số ít người đã từng được tiêm phòng nhưng khả năng miễn dịch chưa đủ mạnh để xét nghiệm chẩn đoán được. Hoặc cũng có thể do tác dụng của văcxin đã giảm (hết) theo thời gian.

- ‘Tôi nên làm gì nếu bị mắc Rubella khi đang có thai?’

- Hãy đến bệnh viện ngay lập tức và trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mẹ bầu. Không nên đi làm hoặc tiếp xúc đông người để phòng tránh lây bệnh, nhất là với phụ nữ có thai. Nếu mẹ bầu cần kiểm tra, bác sĩ sẽ giúp đỡ mẹ bầu tìm hiểu mức độ của bệnh.

Nếu mẹ bầu chưa miễn dịch hoặc chưa làm xét nghiệm miễn dịch, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu ngay lập tức để kiểm tra miễn dịch của cơ thể với Rubella. Mẹ bầu cần thêm một xét nghiệm máu khác trong vòng 2 tuần và có thể thêm một xét nghiệm nữa trong 4 tuần tiếp theo.

Nếu mẹ bầu đã miễn dịch với Rubella nhưng vẫn bị bệnh thì có thể mẹ bầu bị nhiễm lại nhưng không chắc sẽ lây bệnh cho con. Các xét nghiệm thêm thường không cần thiết, song mẹ bầu vẫn cần đi khám và thảo luận với bac sĩ về trường hợp riêng của mẹ bầu.

Nếu mẹ bầu mắc Rubella trong giai đoạn đầu mang thai, bác sĩ sẽ tiêm cho mẹ bầu một mũi globulin ngay khi kiểm tra thấy mẹ bầu mắc bệnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bé. Tuy nhiên, mũi tiêm này không giúp phòng tránh lây bệnh cho bào thai.

- ‘Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc Rubella khi mang thai nếu tôi chưa miễn dịch?’

- Mẹ bầu không thể tiêm phòng Rubella nếu có thai. Nếu mẹ bầu chưa miễn dịch, mẹ bầu cần tránh chỗ đông người, nhất là những người bị nổi ban hoặc mang virus gây Rubella. 

Một số chỉ dẫn quan trọng cho mẹ bầu như sau:

+ Đảm bảo em bé và người lớn chưa miễn dịch trong nhà mẹ bầu được tiêm phòng Rubella đầy đủ (mẹ bầu không thể mắc Rubella từ người mới tiêm phòng).

+ Tránh gặp gỡ những người mẹ bầu biết là mắc Rubella trong cộng đồng. Nên hạn chế ra đường khi có dịch. Có thể xin nghỉ làm ở nhà nếu dịch nghiêm trọng.

+ Không du lịch tới những nơi đang có dịch Rubella.

Sau khi sinh, có thể tiêm phòng Rubella để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh tiếp theo. Có thể tiêm phòng khi đang cho con bú nhưng phải đợi ít nhất 1-3 tháng mới nên có thai trở lại.

- ‘Điều gì xảy ra với bào thai nếu mẹ mắc Rubella?’

- Lây nhiễm Rubella có thể gây sảy thai, sinh non, thai lưu cũng như đa dạng các dị tật bẩm sinh, phụ thuộc vào mức độ và thời điểm nhiễm virus. Nguy cơ tăng cao ở giai đoạn đầu thai kỳ và giảm dần về sau.

Nếu mẹ bầu bị Rubella trong vòng 12 tuần đầu tiên, nguy cơ cao nhất (85%) bé sẽ phát triển chứng Rubella bẩm sinh. Tỷ lệ bệnh ở bé là 54% nếu mẹ nhiễm Rubella trong vòng 13-16 tuần đầu của thai kỳ. Sau tuần 20, vẫn còn nguy cơ nhỏ gây dị tật bẩm sinh.

Có nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan tới chứng Rubella bẩm sinh, phổ  biến là tử vong ở bé sơ sinh, dị tật mắt (dẫn tới mù lòa), dị tật tim, vấn đề ở hệ thần kinh.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo