- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Nhiễm nấm candida khi mang bầu
Thai phụ dễ bị nấm candida hoặc nhiễm khuẩn ở vùng kín. Nguyên nhân là sự thay đổi hormone khi ‘bầu bí’ ảnh hướng đến môi trường tự nhiên của vi khuẩn âm đạo.
Nấm candida với dấu hiệu đặc trưng là “những cục sữa đông” bao phủ vùng kín. Nó được gây ra bởi một loại nấm có tên candida albicans, sinh sống tự nhiên ở âm đạo nhưng với số lượng vừa phải. Khi mang bầu, sự gia tăng một chất có tên glycogen ở âm đạo, kích thích candida tăng trưởng và phát triển mạnh, gây nên chứng nấm candida. Dấu hiệu đặc trưng là ngứa ngáy, khó chịu và nóng rát ở vùng kín.
Nếu không được điều trị, nấm candia có thể xâm nhập vào bào thai. Ngoài ra, nếu quan hệ vợ chồng không dùng bao cao su, nấm có thể truyền từ vợ sang chồng.
Điều trị
Mẹ bầu bị nấm có thể được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh chống nấm đường uống và đường đặt âm đạo (loại kháng sinh được chỉ định dành cho phụ nữ mang thai do bác sĩ kê đơn). Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể phải dùng thuốc mỡ bôi ngoài và dung dịch vệ sinh vùng kín.
Cách ngăn ngừa
Glycogen là chất chứa đường; vì thế, thai phụ cần giảm tiêu thụ đường và thực phẩm nhiều đường.
Tránh để vùng kín luôn ẩm ướt và ấm áp vì nó là môi trường thuận lợi cho nấm; không mặc đồ lót chật, không mặc quần jean và đồ bó; không ngâm mình lâu trong bồn tắm…
Tránh dùng các sản phẩm có chứa xà phòng mạnh để vệ sinh vùng kín. Khi đi toilet, cần vệ sinh vùng kín từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo; không dùng chất khử mùi…
Sữa chua chứa probiotic, có tác dụng ngừa vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, ăn sữa chua thường xuyên còn củng cố hệ miễn dịch. Ngoài ra, thai phụ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về cách bổ sung khuẩn sữa qua dược phẩm.
Tỏi có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn vùng kín. Tất nhiên, thai phụ cần sử dụng tỏi đã được nấu chín, với một lượng vừa phải.
Tinh dầu cây trà (tea tree oil) có thể đánh bật nấm nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng da. Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu cây trà vào nước tắm nhưng nếu da bị ửng đỏ (hoặc ngứa ngáy), mẹ bầu cần ngưng dùng tinh dầu và tắm lại bằng nước ấm sạch.
Hành tây có tác dụng chống vi khuẩn nên cũng có tác dụng chống lại nấm candida. Mẹ bầu bị nấm candidan có biểu hiện tích nước trong cơ thể, trong khi hành tây giúp loại bỏ nước thừa từ cơ thể ra ngoài.
Dầu dừa cũng có tác dụng phòng nấm candida. Bởi thế, mẹ bầu nên ăn những món có dừa và dầu dừa.
Rong biển là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cũng có tác dụng phòng nấm candida. Rong biển còn có tác dụng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể mẹ bầu.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Bệnh sùi mào gà khi mang thai (16:35:00 06/02/2014)
- Bệnh trùng roi trong thai kỳ (16:20:00 28/01/2014)
- Bệnh mụn rộp sinh dục ở mẹ bầu (16:09:00 28/01/2014)
- Nhiễm Rubella khi mang bầu (15:56:00 28/01/2014)
- Bệnh chlamydia trong thai kỳ (15:13:00 28/01/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |