Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bệnh vẩy nến ở bé

15:26:10 25/02/2014

Bệnh vảy nến đặc trưng là những mảng hồng ban có vảy trắng bạc, dính và rất ngứa. Bệnh vảy nến rất hiếm gặp ở bé. Bé bị bệnh này thì điều trị rất khó khăn.

Nguyên nhân

Bệnh vảy nến do các tế bào của da phát triển quá nhanh (rối loạn).

Bệnh vẩy nến thường xuất hiện trên khuỷu tay và đầu gối của bé, nhưng có thể phát triển ở mặt, da đầu, ngực, lưng và vùng quấn tã (có thể bị nhầm là hăm tã).

Phân biệt bệnh vảy nến và bệnh chàm

Phân biệt bệnh vảy nến và chàm ở bé là không dễ dàng gì. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng nặng hơn bệnh chàm. Chẳng hạn, các mảng ban đỏ hơn, vảy nhiều hơn. Trong khi bệnh chàm thường là những ban dạng hồng, ít vảy.

Bệnh vảy nến có tính di truyền

Bệnh vảy nến có tính chất di truyền. Bởi thế, nếu trong nhà có bố mẹ mắc bệnh vảy nến thì bé cũng dễ bị bệnh này.

Những bé có cơ địa mẫn cảm, miễn dịch kém cũng dễ bị bệnh vảy nến. Bé có thể bị vảy nến do virus, vi khuẩn hoặc do côn trùng cắn. Ban đầu, bé bị đau họng hoặc sổ mũi rồi sau đó mới nổi ban đóng vảy trên cơ thể.

Hiếm gặp ở bé

Như đã nói, bệnh vảy nến hiếm gặp ở bé dưới 10 tuổi nhưng nếu bé bị mắc bệnh thì việc điều trị rất nan giải.

Điều trị

Đi khám: Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ da liễu nếu nghi ngờ bé bị bệnh vảy nến. Bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi để làm dịu tình trạng ngứa, đỏ cho bé.

Bác sĩ cũng có thể dùng kem bôi vitamin D để làm bong các vảy đóng trên da hoặc dùng thuốc chuyên trị vảy nến cho bé.

Trị liệu ánh sáng như Ultraviolet B (UBV), PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet Ạ).

Giữ cho làn da bé không bị khô: Đảm bảo da bé luôn đủ ấm để tránh ngứa ngáy. Khi da bị ngô, bé sẽ bị ngứa và tình trạng vảy nến càng nặng hơn.

Khi tắm cho bé, mẹ nên dùng nước ấm và không dùng sữa tắm.

Mẹ có thể rửa tay cho bé với bột yến mạch, muối Epsom (một loại muối tự nhiên nhiều chất khoáng) để làm dịu vết đỏ và bong vảy.

Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé sau khi tắm.

Cho bé tắm nắng: Đôi khi, bé bị vảy nến là do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mẹ có thể thấy làn da của bé được cải thiện trong mùa hè. Nhưng không nên cho bé tắm nắng vào lúc nắng gắt vì bé có thể bị cháy nắng.

Vảy nến có thể tự khỏi

Vảy nến có thể tự khỏi hoặc nhẹ dần khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh không giảm thì nó sẽ trở thành mãn tính và kéo dài cần được bác sĩ điều trị.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo