Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nhiễm enterovirus ở bé sơ sinh

00:17:50 13/07/2013

>> Phòng nhiễm trùng sơ sinh

Enterovirus (không gây bại liệt - EV) là bệnh lý trầm trọng ở bé sơ sinh. Bệnh có thể diễn tiến nặng, gây rối loạn chức năng đa cơ quan dẫn đến tử vong.

Nguy cơ mắc bệnh vào 2 tuần lễ đầu đời

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa (Sức khoẻ và Đời sống), nhiễm EV ở bé sơ sinh phổ biến vào những tháng hè và đầu mùa thu. Khoảng 60-70% số bé bệnh chẩn đoán được trong 10 ngày đầu sau sinh do lây nhiễm từ mẹ trong lúc sinh.

Mẹ mang thai bị bệnh (thường biểu hiện sốt do bệnh tiêu hóa, hô hấp) trong vòng 2 tuần trước sinh có thể truyền virus cho bé khi sinh ra.

Sốt là triệu chứng sớm nhất

Enterovirus là một loại virus đường ruột gồm nhiều nhóm và loại khác nhau. Virus vào cơ thể qua đường tiêu hóa và khu trú ở trong phân và họng. Virus lây truyền theo đường phân – miệng nhưng cũng có thể bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp.

Nhóm tuổi có nguy cơ bị nhiễm cao nhất là dưới 10 tuổi, đặc biệt là bé dưới 3 tuổi. Người lớn cũng có thể nhiễm bệnh. Phụ nữ mang thai cần tránh bị nhiễm để ngừa lây nhiễm cho bé sơ sinh.

Dấu hiệu thường gặp nhất khi nhiễm EV là sốt không rõ nguyên nhân ở bé sơ sinh (chiếm đến 53-63% những bé sơ sinh phải nhập viện vì sốt). Sốt chính là triệu chứng duy nhất của bệnh. Một số bé có thêm những biểu hiện khác như dễ bị kích thích, lơ mơ; bú kém, nôn ói, tiêu chảy, phát ban và những dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp trên.

Nhiều trường hợp phải chỉ định chọc dò tủy sống vì phát hiện có viêm màng não.

Đặc điểm tổn thương đa cơ quan nặng

Nhiễm EV nặng ở bé sơ sinh làm tổn thương đa cơ quan (gồm viêm gan, viêm màng não, viêm cơ tim; rối loạn đông máu, nhiễm trùng huyết và viêm phổi).

Những triệu chứng gồm bé bị sốt, dễ bị kích thích, lơ mơ; bé bú kém, nôn ói, bụng trướng; bé có thể ngưng thở và phát ban. Dấu hiệu thần kinh có thể gặp thóp phồng. Nếu bị tổn thương não, bé có biểu hiện lơ mơ, co giật…

Điều trị

Khoảng 75% các trường hợp bệnh do EV ở bé sơ sinh có thể tự khỏi với các phương pháp điều trị thông thường. Số còn lại gây biểu hiện toàn thân nặng như viêm não, viêm màng não, trụy tim mạch, viêm cơ tim hoặc viêm gan.

Phòng bệnh

EV có mặt khắp nơi trong môi trường, nhất là trong suốt mùa hè và mùa thu. Bởi thế, mẹ nên dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, lau sạch đồ chơi cho bé, nhất là bé sơ sinh.

Mẹ nên vệ sinh bàn tay trước khi bế bé và sau khi vệ sinh cho con. Khi đi ra ngoài về, người bế bé nên rửa tay và thay quần áo rồi mới bế bé sơ sinh.

Mẹ hay người bế bé nên che tay hoặc ra xa chỗ bé sơ sinh nằm khi ho hay hắt hơi. Các vật dụng để pha sữa hay vệ sinh cho bé sơ sinh thì không dùng chung với các thành viên khác trong gia đình.

Không đưa bé sơ sinh tới chỗ đông người tụ tập. Cách ly bé sơ sinh với những người có biểu hiện của bệnh hô hấp…

Nếu mẹ thấy bé sơ sinh bị sốt, viêm họng hay phát ban thì nên đưa bé đi khám ngay.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo