- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mẹo vệ sinh tai an toàn cho bé
Bất kỳ biến chứng nào xảy ra trong quá trình mẹ vệ sinh tai cho bé cũng rất nguy hiểm. Hậu quả có thể gây nhiễm trùng tai hoặc làm tổn thương thính giác của bé.
Vì vậy, vệ sinh tai cho bé sao cho an toàn là điều vô cùng quan trọng.
Có thể vệ sinh tai trong lúc tắm cho bé
Tắm là thời gian lý tưởng để mẹ tranh thủ làm sạch tai cho bé. Khi làn da ẩm ướt thì việc vệ sinh là khá dễ dàng. Mẹ có thể dùng khăn xô sạch, lau nhẹ nhàng và kỹ càng vành tai của bé. Sau đó, làm sạch phía nếp gấp của tai bé.
Ngoài nước sạch, ấm và khăn mềm, sạch thì mẹ không cần dùng dung dịch gì để lau tai cho bé. Mẹ chỉ cần vệ sinh tai hàng ngày cho bé theo cách này là đủ để bé có đôi tai sạch sẽ.
Lưu ý dùng tăm bông
Mẹ không được thọc đầu tăm bông sâu vào tai bé với hy vọng lấy ráy tai cho con. Tương tự, mẹ cũng không được dùng bất kỳ vật gì hay dụng cụ gì đưa sâu vào trong tai của bé. Điều này có thể làm bé bị thủng màng nhĩ, gây điếc.
Lưu ý dùng thuốc nhỏ tai
Nếu bé có quá nhiều ráy tai mà cách vệ sinh tai cho bé thông thường của mẹ không phát huy hiệu quả thì mẹ cần cân nhắc dùng thuốc nhỏ tai cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho con.
Tuyệt đối mẹ không tự ý dùng thuốc nhỏ vào tai bé. Không nghe bất kỳ kinh nghiệm nào về việc nhỏ thuốc hay dung dịch gì vào tai bé để làm mềm ráy tai và lấy ráy tai cho con. Vệ sinh tai không đúng cách sẽ gây nhiễm trùng tai cho bé, thậm chí gây điếc.
Không vệ sinh khi tai khô
Mẹ không nên cố vệ sinh tai cho bé khi tai bé đang khô. Mẹ không nên dùng khăn khô lau tai cho bé. Thay vào đó nên dùng khăn xô mềm, ẩm, sạch để lau tai cho con. Như đã nói, mẹ có thể tranh thủ thời gian tắm để vệ sinh tai cho con.
Hãy cẩn thận
Bé sẽ không hợp tác với mẹ trong quá trình mẹ vệ sinh tai cho bé. Do đó, mẹ cần thận trọng và giữ đầu của bé chặt để không vô tình làm bé bị thương tích khi đang lau tai cho con.
Ngọc Huê
- Các biện pháp đơn giản đối phó với hăm tã (14:37:00 07/07/2014)
- Mẹo giúp bé thêm năng động (17:44:00 06/07/2014)
- Các nguyên do khiến bé chảy nhiều dãi (15:11:00 01/07/2014)
- Bí mật nuôi con thông minh (10:46:00 30/06/2014)
- Giúp bé học phát âm (09:29:00 29/06/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |