Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

10 cách để bé khỏe từ bụng mẹ

10:53:35 27/10/2014

Để thai nhi khỏe mạnh, trước tiên mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống. Ăn uống đa dạng với nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng là điều tốt nhất mẹ nên làm cho chính mình và cho con yêu trong bụng.

Mẹ nên ăn đa dạng các chất tinh bột, protein, chất béo tốt cho sức khỏe, rau củ quả… Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp bé phát triển tốt mà còn hạn chế tình trạng tăng cân quá mức cho mẹ.

9 cách khác để bé khỏe từ trong bụng mẹ:

2. Tập thể dục

Các chuyên gia đề nghị 30-60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày rất tốt cho phụ nữ mang thai. Những bài tập dành cho thai phụ rất an toàn cho cả mẹ và con; chẳng hạn đi bộ, bơi lội, yoga… Trong số đó bài tập Kegel giúp săn khỏe cơ vùng chậu và giúp chuyển dạ dễ dàng cũng nên khuyến khích cho mẹ bầu.

3. Bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng

Chị em nên bắt đầu uống bổ sung vitamin từ trước khi có ý định mang thai, tới giai đoạn cho con bú. Các loại vitamin dành cho bà bầu có thể là dạng tổng hợp gồm vitamin A, D, E, K… giúp ngăn ngừa dị tật cho thai. Mẹ bầu cũng nên xem xét bổ sung axit béo omega 3 vì nó cần cho sự phát triển bộ não thai nhi. Mẹ bầu cũng cần bổ sung canxi giúp xương chắc khoẻ cho cả mẹ và em bé.

4. Các lớp học tiền sản

Nhiều bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe có mở lớp học tiền sản dành cho phụ nữ mang thai. Tham gia những lớp học này, mẹ bầu sẽ có thêm kiến thức chăm sóc bản thân và thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

5. Nói không với rượu và caffein

Rượu, cafe và khói thuốc lá có thể đi qua nhau thai, đến thai nhi và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai. Hiệp hội mang thai Mỹ cũng cảnh báo rằng rượu có thể gây dị tật bẩm sinh và làm tăng nguy cơ hội chứng suy rượu bào thai, đặc trưng bởi các dị tật bẩm sinh về thể chất và thần kinh.

6. Các xét nghiệm sàng lọc

Hầu hết phụ nữ mang thai được yêu cầu làm xét nghiệm sàng lọc trong ba tháng đầu của thai kỳ, bao gồm cả siêu âm và xét nghiệm máu. Mẹ bầu đừng bỏ qua những xét nghiệm này, vì chúng có thể giúp xác định các bất thường trong thai kỳ. Bác sĩ cũng có thể kê một số xét nghiệm bổ sung, tùy thuộc vào tuổi tác và sức khỏe tổng thể của mẹ.

7. Khám thai thường xuyên

Mẹ bầu nên đi khám thai đúng định kỳ. Trong quá trình khám thai, nếu có khúc mắc gì, mẹ bầu cần trao đổi ngay với bác sĩ.

8. Giảm căng thẳng

Căng thẳng trong khi mang thai có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, hưởng đến sự phát triển của em bé. Mẹ bầu nên học cách giảm căng thẳng, giữ cân bằng tâm lý tốt.

9. Vệ sinh

Vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt là rất quan trọng cho một thai kỳ và em bé khỏe mạnh. Mẹ bầu nên rửa hoa quả và rau trước khi ăn, hít thở không khí trong lành và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh trong nhà. Hãy nhớ rằng cả mẹ và em bé có khả năng miễn dịch thấp hơn so với bình thường và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

10. Uống đủ nước

Uống đủ nước cũng rất quan trọng. Nó giúp duy trì lượng máu tối ưu và đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng thích hợp cho em bé. Nó cũng làm giảm nguy cơ sinh non.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo