- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Tầm quan trọng của chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu
Những thay đổi nội tiết tố bình thường trong cơ thể mẹ bầu có thể khiến mẹ bầu gia tăng các bệnh về răng miệng.
Ngoài ra khi mang thai, răng và lợi (nướu) răng nhạy cảm với vi khuẩn hơn lúc chưa có thai. Phụ nữ mang thai cũng có nhiều nguy cơ đối mặt với các biến chứng nha khoa hơn.
Vệ sinh răng miệng tốt khi mang thai
Mẹ bầu nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt trong suốt thai kỳ:
- Đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng có chất fluoride.
- Ăn uống cân bằng với nhiều loại thức ăn.
- Không hút thuốc.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng trước mang thai
Nếu có kế hoạch mang thai, mẹ bầu nên đi khám nha khoa trước. Nếu mắc các bệnh về răng miệng, mẹ bầu nên điều trị triệt để rồi mới có thai.
Trong khi có thai
Khi có thai, mẹ bầu tuyệt đối không nên tẩy trắng răng vì tẩy trắng răng được xem là không an toàn trong thời gian bầu bí. Mẹ bầu cũng không nên chụp X-quang trong suốt thai kỳ vì bào thai có thể bị ảnh hưởng bởi bức xạ từ máy chụp X-quang.
Bảo vệ răng miệng khi nghén
Nhiều phụ nữ bị nghén và bị nôn. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên vội đánh răng ngay sau khi nôn để bảo vệ men răng khỏi axit từ dịch nôn (axit này có thể làm hỏng men răng).
Một số mẹ bầu thấy mùi vị kem đánh răng làm tăng cảm giác buồn nôn. Khi đó, hãy hỏi nha sĩ để chuyển sang loại kem đánh răng có mùi vị nhạt hơn.
Viêm lợi (nướu) khi mang thai
Viêm lợi có thể làm lợi bị sưng đau. Dấu hiệu khác là người mẹ thấy bị chảy máu sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Sau khi ăn, các vụn nhỏ thực phẩm sẽ “thu hút” các vi khuẩn. Vi khuẩn bị kẹt giữa răng và lợi là nguyên nhân của viêm lợi khi mang thai.
Ngoài ra, mức độ hormone (estrogen và progesterone) cao khi mang thai làm tăng dòng chảy của máu đi khắp cơ thể; từ đó, nguy cơ bị chảy máu chân răng cũng tăng lên.
Nếu điều trị không đúng cách, viêm lợi có thể tiến triển thành bệnh nha chu. Vi khuẩn tấn công vào xương răng, gây chảy máu chân răng, gãy răng. Nha chu còn kéo theo nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Sử dụng kháng sinh khi mang thai
Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho mẹ. Một số kháng sinh được coi là an toàn để sử dụng trong thai kỳ để điều trị các bệnh về răng miệng.
Ngọc Huê
- Ho khan khi mang thai (14:34:00 11/10/2014)
- Đau mắt đỏ khi mang bầu (15:50:00 10/10/2014)
- Các loại khiếm khuyết bẩm sinh (15:46:00 10/10/2014)
- 3 bài tập cải thiện sự cân bằng cho mẹ bầu (09:21:00 09/10/2014)
- Lợi ích của hoa quả họ cam quýt và thai phụ (08:54:00 09/10/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |