Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mày đay và mẩn ngứa ở bé

14:22:31 31/12/2014

Mày đay và mẩn ngứa là hai triệu chứng gây khó chịu ở làn da của bé.

Mẩn ngứa ở bé

Mẩn ngứa ở bé là một bệnh viêm da thường thấy.

Nguyên nhân: Nguyên nhân gây mẩn ngứa cho bé rất phức tạp. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, bé bị mẩn ngứa có thể do di truyền; bé có cơ địa dị ứng; bé béo phì.

Thời tiết cũng là yếu tố gây mẩn ngứa cho bé. Một số bé hay bị mẩn ngứa vào mùa hè, sau đó tự khỏi. Một số bé, tình trạng mẩn ngứa theo thời tiết kéo dài tới tuổi đi học và thậm chí là tới tuổi thanh niên.

Độ tuổi dễ bị bệnh: Mẩn ngứa thường gặp ở bé 2 tháng tuổi tới 2 tuổi.

Biểu hiện: Ban đầu, bé bị ngứa hai má. Sau đó là những nốt nổi mẩn như hạt gạo, mọng nước. Các mọng nước này sẽ chảy ra nhiều nước vàng. Cuối cùng, đóng thành vảy.

Bé cũng có thể bị mẩn ngứa ở đầu, trán… Một số ít bé còn bị mẩn ngứa mọc lan xuống cổ, vai; thậm chí mọc cả người, chân tay… nhưng mũi, mồm và xung quanh lông mày lại không bị mọc.

Mẩn ngứa có thể ở dạng nhẹ hay nặng nhưng làm bé khó chịu, quấy khóc.

Chữa mẩn ngứa ở bé theo Đông y

Đông y cho rằng, mẩn ngứa là do nóng trong hoặc do khí hậu nóng, ẩm. Bởi thế, có thể chữa mẩn ngứa cho bé bằng các thức ăn, đồ uống như sau:

- Bài 1: 30g mướp rửa sạch, thêm chút muối. Nấu chín cho bé ăn cả bã và nước.

- Bài 2: Rau sam, rau muống (mỗi thứ 30g), đem nấu canh rồi cho bé uống.

- Bài 3: 30g rau muống, 15g râu ngô, 10g mã thầy đem nấu canh rồi cho bé ăn.

- Bài 4: Đậu xanh, bách hợp (mỗi thứ 30g) đem nấu cháo cho bé ăn.

- Bài 5: Chạch đem luộc, bỏ bã, cho bé uống nước.

- Bài 6: 50g gạo nếp, 30g rau câu đem nấu cháo cho bé ăn.

- Bài 7: Ý dĩ, bột mã thầy (mỗi thứ 30g) đem nghiền thành bột, nấu cho bé ăn.

- Bài 8: Cho bé uống nước quả tươi thường xuyên.

Một số điều cha mẹ cần tránh: Không dùng xà phòng vệ sinh vùng da mẩn ngứa cho bé vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm.

- Tránh dùng chăn len, mặc áo len cho bé.

- Không tùy tiện tiêm hay cho bé uống kháng sinh. Dùng thuốc chữa mẩn ngứa cho bé cần được bác sĩ kê toa cẩn thận.

- Không cho bé ăn quá no. Nên cho bé ăn nhạt để tránh tích nước và muối trong cơ thể.

- Nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật vì dầu chứa axit béo không bão hòa, có tác dụng ngăn gia tăng mẩn ngứa.

- Không cho bé ăn các loại thực phẩm dễ dị ứng như tôm, cua… Nếu cho con bú, mẹ cần kiêng những thức ăn mà bé bị dị ứng.

- Không mặc quần áo chật hay lười vệ sinh da cho bé.

- Không để làn da bé tiếp xúc với nắng gắt hay gió mạnh.

- Không để bé gãi, cào lên vùng da bị tổn thương.

Lưu ý: Nếu bé bị mẩn ngứa kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám tại Viện Da liễu.

Mày đay ở bé

Mày (mề) đay là một dạng viêm da ở bé.

Mày đay thông thường: Da bé nổi nhiều và đột ngột những sẩn màu hồng, đặc biệt rất ngứa. Những nốt ban có thể lặn chỗ này rồi nổi chỗ khác.

Phù mạch: Bé bị nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, vùng sinh dục ngoài…); có thể kèm nổi ban.

Nếu bé bị phù ở lưỡi, thanh quản sẽ gây suy hô hấp, bé phải cấp cứu.

Da vẽ nổi: Còn gọi là mày đay già. Nếu mẹ dùng một vật đầu tù miết nhẹ lên da bé, da bé sẽ nổi lên một vệt gồ màu hồng; có thể đi kèm nổi nốt.

Ngoài ra, mày đay còn có các dạng khác như sẩn nhỏ, mụn nước – sẩn…

Các nguyên nhân: Mày đay thông thường: Có thể do bé bị dị ứng thức ăn (như trứng, cá, cua, tôm, sò, sữa…); thậm chí một số bé bị dị ứng nước mắm, phô mai, đồ hộp, chocolate…; các chất tạo màu và bảo quản thực phẩm.

- Thuốc: Bé có thể bị nổi mày đay ngay sau khi dùng thuốc hoặc 5-10 ngày sau khi dùng một loại thuốc nào đó. Bé nổi mày đay thông thường hoặc kèm sốt, nổi hạch…

- Bé bị ong, kiến, sâu bọ đốt.

- Bé bị dị ứng phấn hoa, bụi, rơm rạ.

- Bé nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…

Điều trị: Tránh cho bé tiếp xúc với những chất mà bé bị dị ứng.

Khi bé bị mày đay, mẹ nên cho bé ăn nhạt. Nếu bé bị ngứa, mẹ có thể pha giấm với nước tắm rồi tắm cho bé.

Không tùy tiện dùng thuốc mỡ thoa cho bé vì có thể gây viêm da dị ứng.

Không tự ý mua trà “mát gan” cho bé vì nghĩ bé bị nóng.

Trị mày đay cho bé theo cách dân gian:

- Bài 1: Một quả mướp rửa sạch, giã vắt lấy nước, bôi vào chỗ nổi mày đay cho bé.

- Bài 2: 100g lá hẹ tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, đun sôi. Để nguội chia 2 phần, một phần cho bé uống, một phần để bôi cho bé,

- Bài 3: 100g đu đủ; 6g gừng; 100ml giấm. Đu đủ gọt vỏ, thái miếng, cho gừng và giấm vào nấu lên. Đun nhỏ lửa tới khi giấm cạn, lấy đu đủ cho bé ăn 2 lần/ngày vào sáng và tối.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo