- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Giải đáp về giấc ngủ của con
Một phụ huynh hỏi: 'Tôi mới sinh con lần đầu. Tôi sợ không biết bé có đủ ấm vào ban đêm dù đã đắp cho bé nhiều chăn. Làm sao tôi biết bé đủ ấm và thoải mái?'.
Giải đáp từ Ninemsn:
Ủ ấm quá mức làm tăng nguy cơ đột tử khi ngủ ở bé, vì thế bạn cần đảm bảo bé không bị nóng quá. Vào ban đêm, nhiệt độ phòng nên ở quanh mức 21-25ºC. Bằng cách dùng nhiệt kế trong phòng, bạn sẽ kiểm tra được nhiệt độ. Nếu bị lạnh, bé có thể thức giấc và khóc toáng lên.
Sử dụng bao nhiêu chiếc chăn cho bé còn phụ thuộc vào thời tiết:
- Nếu là 15ºC, dùng 1 khăn tắm cotton và 4 chăn.
- Nếu là 18ºC, dùng 1 khăn tắm cotton và 3 chăn.
- Nếu 21ºC, dùng 1 khăn tắm cotton và 2 chăn.
- Nếu là 24ºC, dùng 1 khăn tắm cotton và 1 chăn.
- Nếu là 27ºC, chỉ dùng 1 chăn.
Một số thắc mắc khác về giấc ngủ của bé:
- Làm sao tôi có thể chấm dứt ‘trận chiến lên giường’ với bé 11 tháng tuổi nhà mình. Bé không chịu ngủ khi tôi nói đến giờ đi ngủ?
- Nói với bé “đi ngủ thôi” không hiệu quả bởi vì các bé cũng giống người lớn không thể ngủ thiếp đi chỉ bởi một mệnh lệnh. Đi ngủ cũng là một kỹ năng cần học.
Để dạy con trai của bạn ngủ có giờ giấc, cần đặt bé vào cũi ngay cả khi bé vẫn còn thức để bé hiểu đây là nơi an toàn cho giấc ngủ. Hãy kiên nhẫn nhưng phải nhất quán. Nghĩa là để bé khóc một chút (không phải do ốm hay khó chịu), bé sẽ nhanh chóng biết tự chìm vào giấc ngủ.
- Con trai 2 tháng của tôi dường như ngủ mọi lúc. Nhưng khi tỉnh giấc, bé hoàn toàn vui vẻ. Liệu bé có ngủ quá nhiều không?
- Các bé sơ sinh có thể ngủ đến 80% thời gian trong ngày. Thời lượng ngủ khác nhau giữa các bé nhưng nhìn chung khi thức dậy, bé dành nửa tiếng đến một tiếng để ăn uống, thay tã rồi lại ngủ trong vài tiếng nữa.
- Bé gái 6 tháng tuổi nhà tôi chỉ dậy một lần suốt đêm và tôi phải nhanh chóng cho bé bú đêm. Các bé con của mấy cô bạn tôi ngủ liền một mạch, sao bé nhà tôi lại không?
- Đến 6 tháng tuổi, phần lớn các bé ngủ ngon trong vài tiếng mà không cần ăn, vì thế, bữa đêm cũng bị cắt. Nếu bé nhà bạn ăn uống tốt trong ngày, ăn tối muộn (khoảng 8h tối) thì bé có thể ngủ liền mạch 10 tiếng không ăn mà không lo bị đói. Nếu bé vẫn tỉnh giấc ban đêm, có thể bé bị đói, bạn thử tăng lượng thức ăn dặm ban ngày cho con.
Cũng có khi không phải do đói, bé tỉnh giấc tự nhiên và quấy khóc. Nếu bạn cho bé ăn đêm, vô tình bạn làm bé thức giấc như thói quen. Thử để bé một mình trong ít phút xem bé có tự ngủ lại không hoặc dỗ dành nhưng không bế bé dậy. Nếu bé khát, có thể cho bé uống một chút nước lọc ấm, chứ không phải sữa để bé từ bỏ thói quen vừa “ti” vừa ngủ. Nếu bé không đói và không thèm sữa thì bé sẽ ngủ rất nhanh sau đó.
- Tôi có nên thay bỉm cho bé vào ban đêm khi cho bé bú đêm?
- Chỉ nên thay bỉm khi bỉm bẩn. Thay bỉm không làm gián đoạn giấc ngủ nhưng lần nào cho bú cũng thay bỉm sẽ khiến bé tỉnh táo hơn và như thế, bé sẽ ngủ ít đi. Thay bỉm là điều nên làm đầu tiên vào sáng hôm sau thì tốt hơn.
- Khi chồng tôi về nhà vào buổi tối, anh ấy rất thích chơi đùa cùng cậu con trai 10 tháng tuổi. Tôi không thể bắt hai bố con ngừng chơi để bé đi ngủ đúng giờ được. Tôi phải làm sao?
- Bạn cần dàn xếp với chồng bạn. Bạn có thể nhờ anh ấy đọc sách hoặc hát ru con trước khi đi ngủ thay vì những trò chơi vận động. Hoặc hỏi xem anh ấy có thể về nhà sớm hơn nửa tiếng để chơi với con trước giờ đi ngủ.
- Bé 7 tháng tuổi của tôi hay khóc ré lên giữa đêm. Có phải bé gặp ác mộng?
- Bé có thể gặp giấc mơ xấu hoặc chịu đựng nỗi sợ hãi ban đêm. 7 tháng là độ tuổi bé bắt đầu hiểu về nỗi sợ phải xa mẹ và khóc váng lên khi mẹ rời khỏi phòng. Những nỗi sợ này theo bé vào ban đêm và làm bé hoảng hốt.
Bé cũng có thể hoảng loạn vì những cái bóng trong phòng, tiếng động lạ, những giấc mơ hoặc suy nghĩ không thú vị. Nếu bé thức giấc, hãy ôm, trấn an bé, bế bé một lát và đặt bé xuống khi bé ngủ lại.
- Bé 1 tuổi nhà tôi thường đi ngủ lúc 7h tối và tỉnh giấc vào 6h30 sáng hôm sau. Nhưng dạo gần đây bé toàn thức lúc 5h sáng. Sao bé lại thay đổi và tôi phải làm gì để bé ngủ lâu hơn?
- Càng lớn bé càng ngủ ít đi, đó là một lý do vì sao bé nhà bạn dậy sớm hơn. Bạn nên cho bé đi ngủ muộn hơn nhưng thường thì các bé tỉnh dậy theo giờ giấc đã quen dù thời gian đi ngủ là thế nào.
Yếu tố khác là nên giữ cho phòng tối vào sáng hôm sau. Nếu rèm cửa lọt nhiều ánh sáng, bạn nên mua rèm sẫm màu để cản ánh sáng bên ngoài. Phòng của bé có thể tiếp giáp với phòng nào đó trong nhà, nơi có người dậy sớm làm bé tỉnh giấc. Hoặc do bé bị nóng – lạnh quá...
Để bé bắt đầu thức giấc muộn hơn, khi bé tỉnh dậy thay vì bế bé, hãy áp người vào con thì thầm: “Ngủ đi con, trời còn tối lắm”. Rời khỏi phòng, bắt đầu đặt chuông báo thức. Sau đó bạn quay lại và nói: “Đến giờ dậy rồi, chuông báo thức đã kêu”. Vài ngày sau, hãy đặt báo thức muộn hơn 10 phút, lặp lại hành trình trên trong vài ngày.
Nếu bé tỉnh dậy trước khi báo thức rung, hãy thì thầm: “Ngủ đi con” và lại rời khỏi phòng. Khi chuông báo thức reo, trở lại và nói: “Đến giờ dậy rồi”. Tiếp tục đặt chuông báo thức muộn hơn cho đến giờ bạn cảm thấy là ổn.
Ngọc Huê
- Ngăn ngừa cúm trong mùa lạnh (08:09:00 12/01/2011)
- Hỏi - đáp về trầm cảm sau sinh (09:21:00 11/01/2011)
- Thói quen giúp bé khỏe mạnh (09:00:00 11/01/2011)
- Lưu ý dùng tăm bông vệ sinh tai cho bé (08:56:00 10/01/2011)
- Kinh nghiệm giảm cơn đau mọc răng (10:12:00 07/01/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |