Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Ngăn ngừa cúm trong mùa lạnh
07:52:40 12/01/2011
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (mũi, họng, phổi). Hàng nằm, cúm gây đau nhức, sốt, ho cho hàng triệu người, gồm cả các bé, đặc biệt là trong mùa cúm (thường từ tháng 11 đến tháng 3).
Cúm đặc biệt rất dễ lây lan giữa các bé, bên cạnh bệnh sởi và thủy đậu. Một bé có thể mắc cúm do hít phải virus từ nước bọt do bé bị bệnh ho (hay hắt hơi); hoặc chạm tay vào đồ chơi có dính nước bọt của bé mắc bệnh rồi đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng mình. Các virus này có thể sống trong không khí đến 3 tiếng và 2 tiếng với các bề mặt như bồn nước, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang...
Dưới đây là những cách giúp phòng tránh cúm cho bé, từ Parents:
Bú mẹ
Sữa mẹ có đủ các chất tăng cường miễn dịch, giúp bé sơ sinh chống lại vi trùng. Nghiên cứu cho thấy, bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ít có nguy cơ mắc viêm phổi và các biến chứng liên quan đến cúm khác trong giai đoạn nhũ nhi và xa hơn nữa.
Rửa tay
Hãy chắc chắn rằng, con bạn được rửa tay sau khi chơi với những bé khác, trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cha mẹ hay người chăm sóc bé cũng cần rửa tay thường xuyên. “Ngoài tiêm phòng cúm thì rửa tay là cách hiệu quả để chống lại bệnh cúm” – Thomas Saari (bác sĩ nhi ở Madison, Mỹ) cho biết.
Hãy lau chùi các bề mặt thường xuyên, chẳng hạn tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, các bồn nước với chất khử trùng chuyên dụng. Các dung dịch làm sạch chứa cồn giúp tiêu diệt vi trùng.
Không khói thuốc lá
Không cho phép ai trong nhà bạn hút thuốc lá. Khói thuốc có thể kích thích niêm mạc mũi, xoang và phổi và khiến bé bị biến chứng liên quan đến cúm. “Các bé tiếp xúc với khói thuốc lá một thời gian sẽ lâu khỏi hơn khi mắc cúm và dễ bị nhiễm trùng hô hấp” – bác sĩ Thomas chia sẻ tiếp.
Không dùng chung thứ gì cả
Nên cho bé dùng chiếc cốc đánh răng riêng trong nhà tắm và dạy bé không nên chia sẻ cốc, ống hút, bình sữa, dụng cụ đựng đồ ăn hoặc những nhạc cụ đồ chơi mà chạm vào miệng. Khi bé đưa thứ gì đó vào miệng, cần đảm bảo đó là thứ sạch sẽ và là đồ của riêng bé để giảm thiểu lây lan vi trùng gây bệnh.
Bạn không nên quá ám ảnh về vi trùng nhưng rõ ràng, càng bảo vệ bé tốt thì bé càng ít bị mắc cúm trong mùa lạnh.
Đối tượng cần tiêm văcxin
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bé có thể tiêm phòng cúm nếu trên 6 tháng tuổi. Nếu bạn đang có thai, tiêm phòng cúm có thể được chỉ định bất kể quý nào của thai kỳ. Ngày nay, tiêm phòng cúm thường được khuyến cáo cho các bé dưới 18 tuổi, người lớn trên 49 tuổi và những đối tượng đặc biệt khác.
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Cảm lạnh có những dấu hiệu như sau:
- Có thể xuất hiện quanh năm nhưng phổ biến là mùa thu – đông. Triệu chứng phát triển chậm, không sốt hoặc không sốt cao.
- Chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng, ho.
- Không bị nôn hay tiêu chảy, ăn uống bình thường.
- Mệt vừa, bé vẫn có thể vui chơi.
- Kéo dài khoảng 5-6 ngày.
Cảm cúm có dấu hiệu sau:
- Xuất hiện nhiều trong mùa lạnh. Triệu chứng đột ngột, kéo dài suốt 24 tiếng. Có thể sốt cao.
- Đau mỏi người, đau đầu, ớn lạnh, ho nhiều.
- Có thể kèm theo nôn trớ, tiêu chảy và có khả năng xuất hiện ở bé dưới 6 tháng tuổi.
- Chán ăn, ít hoạt động.
- Thường kéo dài 10-14 ngày, nặng nhất trong 3-4 ngày đầu.
Cúm đặc biệt rất dễ lây lan giữa các bé, bên cạnh bệnh sởi và thủy đậu. Một bé có thể mắc cúm do hít phải virus từ nước bọt do bé bị bệnh ho (hay hắt hơi); hoặc chạm tay vào đồ chơi có dính nước bọt của bé mắc bệnh rồi đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng mình. Các virus này có thể sống trong không khí đến 3 tiếng và 2 tiếng với các bề mặt như bồn nước, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang...
Dưới đây là những cách giúp phòng tránh cúm cho bé, từ Parents:
Bú mẹ
Sữa mẹ có đủ các chất tăng cường miễn dịch, giúp bé sơ sinh chống lại vi trùng. Nghiên cứu cho thấy, bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ít có nguy cơ mắc viêm phổi và các biến chứng liên quan đến cúm khác trong giai đoạn nhũ nhi và xa hơn nữa.
Rửa tay
Hãy chắc chắn rằng, con bạn được rửa tay sau khi chơi với những bé khác, trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cha mẹ hay người chăm sóc bé cũng cần rửa tay thường xuyên. “Ngoài tiêm phòng cúm thì rửa tay là cách hiệu quả để chống lại bệnh cúm” – Thomas Saari (bác sĩ nhi ở Madison, Mỹ) cho biết.
Hãy lau chùi các bề mặt thường xuyên, chẳng hạn tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, các bồn nước với chất khử trùng chuyên dụng. Các dung dịch làm sạch chứa cồn giúp tiêu diệt vi trùng.
Không khói thuốc lá
Không cho phép ai trong nhà bạn hút thuốc lá. Khói thuốc có thể kích thích niêm mạc mũi, xoang và phổi và khiến bé bị biến chứng liên quan đến cúm. “Các bé tiếp xúc với khói thuốc lá một thời gian sẽ lâu khỏi hơn khi mắc cúm và dễ bị nhiễm trùng hô hấp” – bác sĩ Thomas chia sẻ tiếp.
Không dùng chung thứ gì cả
Nên cho bé dùng chiếc cốc đánh răng riêng trong nhà tắm và dạy bé không nên chia sẻ cốc, ống hút, bình sữa, dụng cụ đựng đồ ăn hoặc những nhạc cụ đồ chơi mà chạm vào miệng. Khi bé đưa thứ gì đó vào miệng, cần đảm bảo đó là thứ sạch sẽ và là đồ của riêng bé để giảm thiểu lây lan vi trùng gây bệnh.
Bạn không nên quá ám ảnh về vi trùng nhưng rõ ràng, càng bảo vệ bé tốt thì bé càng ít bị mắc cúm trong mùa lạnh.
Đối tượng cần tiêm văcxin
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bé có thể tiêm phòng cúm nếu trên 6 tháng tuổi. Nếu bạn đang có thai, tiêm phòng cúm có thể được chỉ định bất kể quý nào của thai kỳ. Ngày nay, tiêm phòng cúm thường được khuyến cáo cho các bé dưới 18 tuổi, người lớn trên 49 tuổi và những đối tượng đặc biệt khác.
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Cảm lạnh có những dấu hiệu như sau:
- Có thể xuất hiện quanh năm nhưng phổ biến là mùa thu – đông. Triệu chứng phát triển chậm, không sốt hoặc không sốt cao.
- Chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng, ho.
- Không bị nôn hay tiêu chảy, ăn uống bình thường.
- Mệt vừa, bé vẫn có thể vui chơi.
- Kéo dài khoảng 5-6 ngày.
Cảm cúm có dấu hiệu sau:
- Xuất hiện nhiều trong mùa lạnh. Triệu chứng đột ngột, kéo dài suốt 24 tiếng. Có thể sốt cao.
- Đau mỏi người, đau đầu, ớn lạnh, ho nhiều.
- Có thể kèm theo nôn trớ, tiêu chảy và có khả năng xuất hiện ở bé dưới 6 tháng tuổi.
- Chán ăn, ít hoạt động.
- Thường kéo dài 10-14 ngày, nặng nhất trong 3-4 ngày đầu.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Hỏi - đáp về trầm cảm sau sinh (09:21:00 11/01/2011)
- Thói quen giúp bé khỏe mạnh (09:00:00 11/01/2011)
- Lưu ý dùng tăm bông vệ sinh tai cho bé (08:56:00 10/01/2011)
- Kinh nghiệm giảm cơn đau mọc răng (10:12:00 07/01/2011)
- Nguyên nhân, phòng tránh hen suyễn (09:53:00 06/01/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Ngăn ngừa cúm trong mùa lạnh
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo