- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Uống nước đúng cách
Theo bác sĩ Nguyễn Lân Đính, việc uống nước cũng cần đúng cách.
Đừng đợi khát
Khi quá khát, người ta dễ uống nhiều nước một lúc. Điều này không tốt vì lượng nước nhiều sẽ khiến dung lượng máu tăng cao, tim phải làm nhiệm vụ đẩy máu mạnh hơn, dần dần dẫn tới hại tim. Do đó, khi quá khát, bạn chỉ nên uống một lượng vừa phải, tốt nhất là không để khát khô cổ mới uống.
Nước để quá lâu không tốt
Nước sôi để nguội, tuy không có vi trùng, nhưng những khoáng chất tan trong nước cũng như nồng độ chất có hại trong kim loại nặng tăng lên, có thể gây độc cho máu.
Không uống nhiều khi ăn
Trước và sau khi ăn khoảng nửa tiếng cũng như trong khi ăn, không nên uống nhiều nước. Khi đến giờ ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị theo phản xạ có điều kiện, làm cho phần lớn các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn trở nên dễ hấp thu. Nếu trước, trong và sau khi ăn mà uống nhiều nước, sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa, lâu dần gây bất lợi cho sức khỏe. Tốt nhất là chỉ nên uống lượng vừa phải canh hoặc nước rau luộc.
Không uống lạnh sau khi nói nhiều
Sau khi cổ họng hoạt động trong thời gian dài, lượng máu phân bổ ở đây chưa trở về trạng thái bình thường, nếu uống ngay nhiều nước lạnh sẽ làm cho mạch máu co lại đột ngột, dễ gây viêm họng cấp. Vì vậy, lúc đó bạn chỉ nên uống nước ấm và uống từ từ.
Nước tinh khiết chưa hẳn đã tốt
Thận là bộ phận lọc chất độc cho cơ thể. Hai quả thận của chúng ta hằng ngày có thể lọc từ 0,5 lít chất độc trong nước tiểu. Do vậy, nếu chỉ dùng nước tinh khiết sẽ làm yếu chức năng của thận và lâu ngày có thể làm thận thoái hóa. Cũng như nhiều cơ quan khác, thận phải được hoạt động thường xuyên. Do đó, thỉnh thoảng bạn nên uống các loại nước có thể không tinh khiết như nước mưa đun sôi, nước lọc, nước máy đun sôi…
Không uống nước nóng - lạnh cùng lúc
Vì khi uống như vậy sẽ làm răng bị nóng lạnh đột ngột, dễ sinh bệnh về răng. Bên cạnh đó, uống nước nóng, lạnh cùng lúc sẽ kích thích huyết quản dạ dày và tá tràng co lại - nở ra đột ngột, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, thậm chí loét dạ dày. Do đó, đồ uống nóng - lạnh phải được uống cách nhau ít nhất một tiếng rưỡi.
Theo Minh Anh
Phunuonline
- Tự làm nước ép lựu, chanh (15:32:00 18/03/2013)
- Của cải trắng om đậu phụ non (10:38:00 16/03/2013)
- Món ngon từ hoa (11:08:00 15/03/2013)
- Công dụng của hoa quả họ cam quýt (00:01:00 15/03/2013)
- 3 bài tập tại chỗ cho dân công sở (10:41:00 14/03/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |