Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Đồ uống chữa bệnh cho bà bầu
15:10:30 18/10/2012
Những tháng đầu mang thai, do nghén nên bà bầu thường khó ăn và dễ nôn. Để trị chứng ‘sáng nôn chiều ọe’, hãy dùng nước mía pha gừng.
Lương y Đinh Công Bảy (Hội Dược liệu) hướng dẫn: “Nước mía dùng làm thuốc nên hấp cho nóng, trộn thêm một thìa nước cốt gừng tươi. Uống 2-3 lần trong ngày”. Sau khi uống nước mía sẽ thấy cơn nôn ói thưa dần rồi “lặn” hẳn sau 2-3 ngày. Mía chứa đến 70% đường,vì vậy các bà bầu bị bệnh đái tháo đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thường xuyên để trị nôn ói.
Do thích ăn quà vặt nên bà bầu thường bị rối loạn tiêu hóa. Những lúc này nên dùng nước nấu từ carrot với gạo rang. Carrot có công dụng làm se niêm mạc ruột, còn nước gạo rang bù nước. Món trà gừng cũng giúp cơ thể “thanh toán” những phần tử “bất hảo” đang “tác oai tác quái” trong ống tiêu hóa.
Chữa cảm cúm
Khi bị cảm cúm, nên dùng nước chanh pha với mật ong để diệt khuẩn đường hô hấp và tăng cường sinh tố C, hỗ trợ các “chiến sĩ” bạch cầu đuổi cơn bệnh ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, nên dùng nước nóng pha thêm chút dầu khuynh diệp ngâm chân. Khi ngâm, cần có bình thủy để bên cạnh để châm mỗi khi nước không còn ấm nóng. Ngâm khoảng năm phút thì dùng khăn lau khô, mang tất. Vùng cổ cũng nên sát khuẩn bằng việc súc nước muối sinh lý. Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi sát khuẩn và giữ ấm cổ.
Tuy nhiên, nên phòng bệnh từ xa như uống các loại nước ép hoa quả vào các bữa phụ. Các loại nước ép nên dùng gồm nước lựu, cherry, cam vắt, nước táo, mật ong, nước lê, nước cóc, ổi, thanh long…
Các loại nước rau luộc như rau muống, bắp cải… giằm cà chua, giằm sấu cũng bổ sung nhiều sắt, sinh tố A, C, E cho bà bầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là chọn rau, củ, quả sạch để không bị ngộ độc thuốc trừ sâu.
Chữa phù
Giai đoạn mang thai, các bà bầu thường bị phù. Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM), có nhiều nguyên nhân gây phù như do thai chèn ép động mạch bụng, tĩnh mạch, nhưng cũng có thể do nhiễm độc thai nghén. Vì thế khi bị phù, cần đi khám thai theo đúng lời dặn của bác sĩ.
Nên dùng các loại nước lợi tiểu nhẹ như nước mía, rễ tranh, atisô… nấu loãng, uống một ngày 200-400ml vào buổi sáng và trưa. Những bà bầu bị phù nhưng thiểu ối nên uống đủ nước.
Những loại đồ uống tốt cho sức khỏe
Món nước cần uống xuyên suốt trong suốt thời kỳ mang thai là sữa tươi không béo, không đường hoặc ít đường. Sữa chứa nhiều tryptophan giúp dễ ngủ, lại cung cấp nhiều canxi giúp không bị chuột rút. Những trường hợp uống sữa vào bị tiêu chảy vì chưa có men tiêu hóa sữa, cần tập từ từ, nên bắt đầu bằng sữa chua rồi vài ba ngày sau mới uống sữa. Khi cơ thể quen thì mọi chuyện sẽ ổn thỏa.
Những tháng cuối thường khó ngủ vì thai nhi nặng hơn và thường xoay trở. Thời điểm này nên dùng trà tim sen hoặc món chè hạt sen long nhãn.
Bên cạnh các loại nước có ích nêu trên, thai phụ cần tránh các loại nước ngọt có gas, bia, rượu vì chúng không tốt với sự phát triển của thai nhi. Nước trà đặc ngăn cản hấp thu sắt và một số chất dinh dưỡng, vì thế cần hạn chế uống loại nước này, nhất là sau khi ăn.
Lương y Đinh Công Bảy (Hội Dược liệu) hướng dẫn: “Nước mía dùng làm thuốc nên hấp cho nóng, trộn thêm một thìa nước cốt gừng tươi. Uống 2-3 lần trong ngày”. Sau khi uống nước mía sẽ thấy cơn nôn ói thưa dần rồi “lặn” hẳn sau 2-3 ngày. Mía chứa đến 70% đường,vì vậy các bà bầu bị bệnh đái tháo đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thường xuyên để trị nôn ói.
Do thích ăn quà vặt nên bà bầu thường bị rối loạn tiêu hóa. Những lúc này nên dùng nước nấu từ carrot với gạo rang. Carrot có công dụng làm se niêm mạc ruột, còn nước gạo rang bù nước. Món trà gừng cũng giúp cơ thể “thanh toán” những phần tử “bất hảo” đang “tác oai tác quái” trong ống tiêu hóa.
Chữa cảm cúm
Khi bị cảm cúm, nên dùng nước chanh pha với mật ong để diệt khuẩn đường hô hấp và tăng cường sinh tố C, hỗ trợ các “chiến sĩ” bạch cầu đuổi cơn bệnh ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, nên dùng nước nóng pha thêm chút dầu khuynh diệp ngâm chân. Khi ngâm, cần có bình thủy để bên cạnh để châm mỗi khi nước không còn ấm nóng. Ngâm khoảng năm phút thì dùng khăn lau khô, mang tất. Vùng cổ cũng nên sát khuẩn bằng việc súc nước muối sinh lý. Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi sát khuẩn và giữ ấm cổ.
Tuy nhiên, nên phòng bệnh từ xa như uống các loại nước ép hoa quả vào các bữa phụ. Các loại nước ép nên dùng gồm nước lựu, cherry, cam vắt, nước táo, mật ong, nước lê, nước cóc, ổi, thanh long…
Các loại nước rau luộc như rau muống, bắp cải… giằm cà chua, giằm sấu cũng bổ sung nhiều sắt, sinh tố A, C, E cho bà bầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là chọn rau, củ, quả sạch để không bị ngộ độc thuốc trừ sâu.
Chữa phù
Giai đoạn mang thai, các bà bầu thường bị phù. Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM), có nhiều nguyên nhân gây phù như do thai chèn ép động mạch bụng, tĩnh mạch, nhưng cũng có thể do nhiễm độc thai nghén. Vì thế khi bị phù, cần đi khám thai theo đúng lời dặn của bác sĩ.
Nên dùng các loại nước lợi tiểu nhẹ như nước mía, rễ tranh, atisô… nấu loãng, uống một ngày 200-400ml vào buổi sáng và trưa. Những bà bầu bị phù nhưng thiểu ối nên uống đủ nước.
Những loại đồ uống tốt cho sức khỏe
Món nước cần uống xuyên suốt trong suốt thời kỳ mang thai là sữa tươi không béo, không đường hoặc ít đường. Sữa chứa nhiều tryptophan giúp dễ ngủ, lại cung cấp nhiều canxi giúp không bị chuột rút. Những trường hợp uống sữa vào bị tiêu chảy vì chưa có men tiêu hóa sữa, cần tập từ từ, nên bắt đầu bằng sữa chua rồi vài ba ngày sau mới uống sữa. Khi cơ thể quen thì mọi chuyện sẽ ổn thỏa.
Những tháng cuối thường khó ngủ vì thai nhi nặng hơn và thường xoay trở. Thời điểm này nên dùng trà tim sen hoặc món chè hạt sen long nhãn.
Bên cạnh các loại nước có ích nêu trên, thai phụ cần tránh các loại nước ngọt có gas, bia, rượu vì chúng không tốt với sự phát triển của thai nhi. Nước trà đặc ngăn cản hấp thu sắt và một số chất dinh dưỡng, vì thế cần hạn chế uống loại nước này, nhất là sau khi ăn.
Theo Cát Tường
Phunuonline
Tin liên quan
- Mẹo lau chùi gương sáng bóng (15:27:00 18/10/2012)
- Cá kho dưa cải chua (16:17:00 15/10/2012)
- Canh bắp bò nấu khế (13:45:00 13/10/2012)
- Trị bệnh với dưa chuột và vỏ quýt (16:17:00 10/10/2012)
- Thực phẩm giúp tăng tuổi thọ (16:16:00 04/10/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Đồ uống chữa bệnh cho bà bầu
|
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo