- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Rau mồng tơi tăng tiết sữa cho sản phụ
Mồng tơi còn chứa nhiều sinh tố A (B1, B2, C, đạm, chất béo… ) nên rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú mà thiếu sữa. Đông y thường dùng mồng tơi tăng cường sữa cho sản phụ qua bài thuốc gà ác ninh nhừ với mồng tơi. Gà ác lành, ninh nhừ ăn cả xương, bổ sung canxi cùng với rau mồng tơi cung cấp nhiều nước và dưỡng chất giúp sản phụ tiết nhiều sữa.
>> Quả bầu: Món giảm cân nhiều dinh dưỡng
>> Cháo chân chó giúp lợi sữa
>> Hỏi về ăn trứng ngải cứu sau sinh
Còn nhiều món khác mà sản phụ cũng dùng được như món rau mồng tơi xào mực, ớt chuông, gừng, vừa ngon vừa bổ. Cần nhớ xào mực với ớt chuông trước, khi mực chín tới thì cho rau mồng tơi vào, nêm vừa ăn rồi cho gừng và tiêu (gừng, tiêu nhằm làm cho mồng tơi đỡ hàn). Mồng tơi còn dùng nấu cháo cá lóc. Bí quyết để món cháo thơm ngon là dùng gạo tấm rang vàng. Nước cháo vừa dậy mùi thơm thì cho cá lóc đã ướp gia vị vào, thêm mồng tơi cắt nhỏ. Có “tính” hiền không thua cháo cá lóc mồng tơi là món canh rau mồng tơi nấu cá lóc và nấm, rau mồng tơi xào tỏi…
Theo cuốn Món ăn bài thuốc của dược sĩ Bùi Kim Tùng, mồng tơi có khả năng tán nhiệt nên dùng rau này vào mùa nắng nóng để thanh nhiệt. Những ai cần giảm cân chỉ cần dùng một bát canh rau mồng tơi trước khi "vui" cùng các món khác cũng giúp giảm được một phần năng lượng nạp vào cơ thể. Không những thế, loại rau này còn có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón, thanh nhiệt, giải độc, duy trì sức khỏe, phòng chống mệt mỏi, bứt rứt trong cơ thể.
Người ta thường nấu canh cua đồng với mồng tơi. Tại các chợ ở TP HCM thường bán cua xay (chỉ cần chọn nơi có nguồn nước sạch, cối xay sạch) lọc lấy nước nấu lửa nhỏ cho cua đóng bánh rồi cho rau mồng tơi vào, canh ngon ngọt rất… hao cơm. Món này càng ngon hơn khi đi kèm với tép rim thịt, cà pháo mắm tôm. Đây là những món ăn bổ dưỡng nhiều canxi, rất tốt cho trẻ em đang tuổi lớn, phụ nữ mang thai, người cao tuổi…
Người dân Nam bộ thường luộc rau mồng tơi chung với các loại rau củ vườn nhà để chấm kho quẹt. Món này hiện nay xuất hiện nhiều ở các nhà hàng, quán nhậu. Đĩa rau đủ chủng loại cung cấp đủ sinh tố, khoáng chất, chất xơ cho người sử dụng. Còn món kho quẹt được làm từ đường, mỡ, tóp mỡ, nước mắm là món chấm tuyệt vời có công dụng góp thêm chất béo để làm chất dẫn đường cho sinh tố A, E, D có trong rau xanh vào cơ thể.
Nếu đông người ăn, nên nấu lẩu với rau mồng tơi. Vùng Khánh Hòa nấu lẩu mực “nhi đồng” với rau mồng tơi. Rau mồng tơi chỉ cần nhúng vào nồi lẩu đang sôi sùng sục là “măm” được rồi. Món bao tử hầm tiêu cho vào nồi lẩu cũng dùng rau mồng tơi làm “quân chủ lực” để gắp gắp, nhúng nhúng… Ngon không kém là món lẩu chim bồ câu mồng tơi. Chỉ cần băm thịt bồ câu, vo viên thả vào nước lèo, nấu sôi, nhúng rau mồng tơi là có được món ăn ngon, "vị thuốc quý" chữa bệnh táo bón.
10 món khác giúp lợi sữa
1. Đu đủ hầm chân giò
Nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh (khoảng 200g) được gọt sạch vỏ, rửa sạch, bỏ hết hạt bên trong, rồi cắt thành từng khúc dày khoảng 2cm; 200g chân giò.
Tiến hành: Chân giò rửa sạch, bỏ vào trong nồi, chế vào khoảng 1 lít nước. Nấu sôi, vớt bọt, cho vào khoảng nửa thìa nước mắm, tiếp tục hầm cho mềm. Bỏ đu đủ vào, tiếp tục hầm cho đến khi đu đủ mềm. Sau khi tắt bếp, cho thêm vào 2 thìa nhỏ hạt nêm, hành, rau mùi. Dùng khi còn nóng.
2. Giá xào tôm
Nguyên liệu: 200g giá, 100g tôm.
Tiến hành: Tôm bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ trên lưng, rửa sạch rồi ướp với một thìa cafe nước mắm, một ít bột nêm, một củ hành băm nhuyễn trong thời gian 15 phút. Bắc chảo dầu lên bếp, phi hành cho thơm, cho tôm đã ướp vào. Khi tôm chín thì múc ra bát. Xào giá nhanh; sau đó, bỏ tôm vào trôn đêu. Sau khi tắt bếp, cho thêm chút hành, rau mùi để tăng thêm sự hấp dẫn của món ăn.
Món này cũng có thể dùng trước ngày sinh rất tốt vì theo kinh nghiệm của Đông y, phụ nữ trước và sau khi sinh sử dụng món ăn làm từ giá sẽ giúp ích cho sự tiết sữa.
3. Lạc hầm với bí đỏ
Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, cắt khúc dày khoảng 3cm. 100g lạc rửa sạch và ngâm khoảng 30 phút, cho vào cùng với khoảng một bát to nước, hầm cho mềm. Khi lạc mềm thì cho bí đỏ vào hầm chung. Khi bí chín thì cho vào nửa môi canh nước mắm, một ít hạt nêm. Tắt bếp và cho thêm một ít rau mùi.
4. Gỏi mít non
Quả mít non, gọt bỏ phần vỏ, cắt thành từng miếng dày khoảng 5cm. Luộc cho mềm rồi vớt ra, bào mỏng. 30g vừng rang cho thơm, giã nhỏ, trộn vào mít non cùng với tôm và thịt đã luộc chín trước. Cho thêm vào 1 môi canh nước mắm tỏi, trộn đều. Theo y học cổ truyền, vừng và quả mít non đều giúp tăng tiết sữa. Chính vì thế, món ăn này hết sức hữu ích cho sản phụ ít sữa.
5. Canh mướp chân giò
1 quả mướp (khoảng 200g), gọt vỏ, rửa sạch, rồi cắt thành khúc. 200g chân giò, cho vào nồi nước hầm, khi sôi thì vớt bọt. Cho vào nồi nửa môi canh nước mắm, để nhỏ lửa cho đến khi chân giò mềm. Cho mướp vào. Nấu thêm khoảng 2-3 phút. Sau khi tắt bếp, thêm vào một ít hạt nêm và hành, rau mùi.
6. Canh tôm rau đay
Tôm bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ trên lưng, rửa sạch, quết nhuyễn, ướp với với 1 thìa cafe nước mắm, một ít bột nêm, một củ hành băm nhuyễn trong thời gian 15 phút. Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho tôm vào nấu trong 5 phút.
Thả rau đay đã được cắt nhỏ vào nồi tôm. Nấu thêm khoảng 2-3 phút nữa.
7. Rau lang luộc
Mỗi lần luộc khoảng 200g rau lang. Khi ăn có thể chấm với muối vừng.
8. Quả sung nấu với chân giò
10 quả sung bỏ cuống, rửa sạch, cắt làm đôi. 200g chân giò rửa sạch bỏ vào trong nồi, chế vào nồi khoảng 1 lít nước. Nước sôi, vớt bọt, cho vào khoảng nửa môi nước mắm, tiếp tục hầm cho mềm. Bỏ quả sung vào, tiếp tục hầm cho đến khi sung mềm. Sau khi tắt bếp, cho thêm vào 2 thìa hạt nêm, hành, rau mùi. Dùng khi còn nóng.
9. Canh cá chép đậu đỏ
Cá chép bỏ nội tạng, ướp với mắm, hành băm nhuyễn, tiêu. Đậu đỏ ngâm 60 phút rồi cho vào nồi nước hầm cho mềm. Cho cá đã ướp vào, nấu thêm khoảng 10 phút. Tắt bếp, cho thêm bột nêm và hành, rau mùi vào.
10. Cháo chân giò, thông thảo
10g thông thảo nấu lấy nước, bỏ xác thuốc. Dùng nước thuốc để nấu cháo với 2 chân giò.
Theo Trúc Đan (Phunuonline) / Bác sĩ Hồ Đăng Khoa (Sức Khỏe & Đời Sống)
- Chống lão hóa với nước ép dứa (14:19:00 18/04/2012)
- Cà tím xào tôm (14:22:00 17/04/2012)
- Bánh mỳ nướng bơ tỏi (14:56:00 15/04/2012)
- Công dụng của mùi tàu (14:54:00 15/04/2012)
- Bữa sáng ngon với cơm rang hải sản (11:28:00 13/04/2012)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |