- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Những món kỵ nhau
Khoa học dinh dưỡng hiện đại đã xác nhận được việc phối hợp thức ăn không đúng cách trong bữa ăn có thể mang đến những hậu quả khác nhau. Những chất dinh dưỡng trong bữa ăn có thể kỵ nhau đến mức… không thèm nhìn mặt nhau đã đành, lại còn 'chơi xỏ' bằng cách ngăn cản sự hấp thu hay thậm chí làm cho chất dinh dưỡng của 'đối phương' bị hủy hoại.
Thử điểm danh những kẻ đố kỵ nhất trong làng dinh dưỡng:
Tanin trong các loại thực vật có vị chát (như trà, ổi…) ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng (như sắt, kẽm, đồng…). Vì vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng (như hải sản, rong biển, thịt đỏ…) ít nhất hai tiếng. Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa.
Phytate (trong tinh bột) và oxalate (trong các loại rau cải chưa nấu chín) làm giảm hấp thu iốt trong hải sản và muối biển. Không ít người trộn gỏi cá, gỏi rong biển với các loại cải bắp, cải xanh, súp lơ sống. Điều này không nên, vì lượng iốt quý giá sẽ “không cánh mà bay”. Nếu thích trộn với các loại rau này thì hãy trụng qua nước sôi, hoặc ngâm chua.
Chất đạm: Với một số lượng cân đối và vừa phải chất đạm, canxi sẽ được hấp thu và sử dụng tốt hơn. Thế nhưng, nếu có quá nhiều đạm hiện diện cùng lúc với canxi trong lòng ruột, sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời có hiện tượng tăng thải canxi qua thận. Ví dụ trong sữa, lượng đạm và lượng canxi ở mức cân đối để canxi hấp thu tốt nhất. Như vậy, những ai muốn giữ gìn canxi cho cơ thể không bị loãng xương thì không ăn thịt cá và uống sữa gần nhau. Tập thói quen dùng sữa và những món ăn nhẹ vào những bữa xế (khoảng 9h sáng và 3h chiều).
Phốt-pho: Hiện diện nhiều trong thịt đỏ (lợn, bò, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là 1 phốt-pho/2 canxi. Phốt-pho tăng (hoặc giảm) hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi.
Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho còn có nhiều trong các nước uống công nghiệp. Vì vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai tiếng. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên vì sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa còn có nhiều kali, sắt… gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Nhiều người còn cho rằng không nên uống sữa lúc đói vì có hại cho dạ dày. Điều này hoàn toàn không đúng.
Theo BS. Đào Thị Yến Phi (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM)
Phunuonline
- Cách làm bánh nhúng (15:43:00 16/11/2011)
- Bò xào lá lốt, hạt tiêu (15:09:00 15/11/2011)
- Thịt ba chỉ kho dứa (23:09:00 13/11/2011)
- Một số bài thuốc từ hoa quả (15:15:00 10/11/2011)
- Cá chép om dưa chua (09:01:00 08/11/2011)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |