- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Lưu ý khi dùng tỏi
Theo y học hiện đại, tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch, là kháng sinh diệt khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch… Công dụng của tỏi có được là nhờ chứa chất chống oxy hóa, iốt, selenium tinh dầu và allicin.
Còn Đông y thì cho rằng, tỏi có tác dụng đầu tiên là hỗ trợ diệt khuẩn trong đường tiêu hóa, ấm bụng… Như vậy, trong thực đơn hằng ngày nên bổ sung thêm các món rau xào tỏi như rau muống xào tỏi (bó xôi xào tỏi, hoa thiên lý xào tỏi…) vừa có công dụng kháng khuẩn trong đường tiêu hóa, vừa ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, mỡ máu...
Sau khi bị oxy hóa, công dụng của tỏi sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Để giúp tỏi phát huy hết công dụng, cần lưu ý lúc chế biến:
- Nên đập giập tỏi sau khi lột vỏ, để tỏi đập giập ngoài không khí khoảng 3-5 phút và không nấu tỏi ở nhiệt độ cao. Điều này cho thấy, việc cắn ngay các tép tỏi sống (sau khi bóc) không có lợi cho sức khỏe bằng xắt lát tỏi.
Sau khi dùng tỏi nên uống trà hoặc cafe để “đuổi” mùi tỏi.
Khi mua tỏi, cần chọn loại tỏi Việt Nam, vỏ tím hoặc trắng, tép tỏi chắc nịch. Những loại tỏi này chất lượng hơn hẳn tỏi Trung Quốc.
- Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp nhiều lần. Vì thế, món tỏi ngâm giấm ăn kèm trong các món (bún thịt nướng, miến lươn, bún cá…) sẽ “tận thu” được hết công dụng của tỏi trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch (bảo vệ màng tế bào…).
- Tỏi còn có công dụng thông khí; khi bị đầy bụng, người mệt mỏi, nên dùng các món có tỏi như cháo trắng ăn với tôm rim tỏi, gà xào tỏi ớt…
Từ xa xưa, cha ông ta đã dùng tỏi để trị bệnh và làm gia vị. Từ những bát nước chấm tỏi ớt, không ít thì nhiều, mỗi ngày chúng ta đều dùng chút tỏi. Với liều lượng này, tỏi có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ diệt khuẩn…
Để chữa bệnh, cần liều lượng tỏi lớn hơn:
- Trong trường hợp bị ho và viêm họng, mỗi sáng nên dùng một bát miến lươn (hoặc bánh đa cua bể, bún bắp bò…) ăn kèm với rau thơm tía tô, hành để giải cảm và khoảng một muỗng cafe tỏi xắt lát ngâm giấm. Dùng như vậy trong 3-4 ngày, bệnh cảm cúm, viêm họng sẽ hết.
- Các nhà khoa học nhận thấy, người Ai Cập sống ở vùng khí hậu khắc nghiệt nhưng ít bệnh tật, tuổi thọ khá cao nhờ dùng bài thuốc rượu tỏi. Ở Việt Nam cũng có một số người dùng rượu tỏi để ngừa bệnh, dùng 40g tỏi xắt mỏng, ngâm trong 100ml rượu nếp, sau 10 ngày, rượu có màu vàng nghệ là dùng được.
Điều cần lưu ý khi dùng tỏi làm thuốc là những tác dụng phụ:
- Không dùng tỏi để đắp bụng khi bé bị đau bụng vì có thể làm bỏng da.
- Ăn nhiều tỏi quá cũng không tốt vì dễ làm hơi thở có mùi, rộp niêm mạc miệng.
- Thai phụ chỉ dùng tỏi như một loại gia vị, không nên dùng làm thuốc.
Theo Tịnh An
Phụ Nữ Chủ Nhật
- Canh sấu nấu sườn (00:00:00 15/09/2011)
- Nấm hương xào tỏi (11:27:00 13/09/2011)
- Cách dùng 8 loại gia vị (11:04:00 09/09/2011)
- Thơm bùi xôi sắn (10:12:00 07/09/2011)
- Canh sườn, khoai tây, hạt sen (14:08:00 06/09/2011)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |