- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Thai phụ tránh ăn cua đồng
Do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng nên đông y khuyên phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng.
Người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn.
Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.
Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.
Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
Món bổ, thuốc hay Về dinh dưỡng: sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (do viện Dược liệu, bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5,4mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Theo kinh nghiệm dân gian, để bé cứng cáp, nhanh biết đi, dùng cua đồng làm sạch (bỏ chân, càng, mai, yếm), chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho bé ăn (mỗi lần 1-2 thìa nhỏ). Về dược tính: trong Lĩnh nam bản thảo (Hải Thượng Lãn Ông) ghi: “Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông”.
Sách Nam dược thần hiệu (của Tuệ Tĩnh) ghi: điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ. Sách Dược tính chỉ nam của ông ghi: điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho năm tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét...
Một số thử nghiệm trong phòng nghiên cứu ở Nhật ghi nhận, dung dịch trích bằng ether (hay ethanol) từ cua đồng có hoạt tính làm hạ huyết áp ở mèo, làm co thắt bắp thịt tử cung nơi chuột, đồng thời kích thích sự bài tiết của các hạch nội tiết.
Ths. BS Võ Thị Thu (Giảng viên bộ môn đông y, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam)
Sài Gòn Tiếp Thị
- Thịt bò xào lá lốt (13:45:00 21/08/2011)
- Bí quyết chọn, chế biến thịt bò (09:12:00 19/08/2011)
- Chè nhãn lồng hạt sen (08:26:00 18/08/2011)
- 2 món chay dễ làm (10:43:00 16/08/2011)
- Canh ngao, nấm mát ngọt (07:25:00 15/08/2011)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |