- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Dùng bàn là hơi nước đúng cách
Hiện nay, bàn là hơi nước được dùng rất phổ biến. Nó có chức năng tự tạo hơi nước phun vào vải, làm các nếp nhăn mịn và phẳng nhanh, giúp tiết kiệm thời gian. Muốn bàn là luôn hoạt động tốt, cần sử dụng và bảo quản đúng cách.
1. Một số lưu ý khi sử dụng nước
Cho nước sạch, tốt nhất là nước cất vào bàn là. Nước máy hay nước giếng (kể cả nước đun sôi) thường chứa hàm lượng nhỏ các loại khoáng chất, cặn sét. Nếu sử dụng lâu ngày, chúng sẽ kết tủa, làm tắc lỗ phun hơi nước hoặc bám lại bên trong thiết bị, làm bẩn quần áo
Không cho bất cứ hóa chất tạo mùi thơm nào vào bình chứa nước. Hóa chất khi gặp nhiệt độ cao sẽ ăn mòn các chi tiết bên trong bàn là.
Khi cho nước vào ngăn chứa, không để quá vạch chỉ định MAX. Lau sạch nước bị tràn ra mặt ngoài bàn là.
Để khi là không bị rò rỉ nước, bạn lưu ý
Lúc mới cắm điện, không nên vặn núm hơi ngay. Hãy để mức 0 và đợi khoảng ba đến năm phút. Khi mặt bàn là nóng lên, đủ để nước bốc hơi mới tăng dần lượng thoát hơi.
Khi sử dụng xong, nên đổ hết nước còn thừa để tránh bị đóng cặn.
2. Tùy vào chất liệu vải để sử dụng bàn là hợp lý
Với các loại vải làm bằng sợi tổng hợp như polyester, nylon... nên là ở mức nhiệt độ thấp nhất và sử dụng hơi nước ở mức ít nhất.
Vải bông, lanh thường rất nhăn, cần ở nhiệt độ cao, mức hơi nước nhiều.
Với len và các loại vải khác, nên là ở nhiệt độ trung bình hoặc cao. Ở nhiệt độ quá thấp, hơi nước khó thoát ra. Nước có thể bị rò rỉ làm ố quần áo.
Với lụa tơ tằm, đũi... cần chú ý là mặt trái, đều tay, không di qua di lại.
3. Bảo quản bàn là như thế nào?
Khi dùng xong, lấy vải mềm lau sạch, từ tay cầm cho đến đáy bàn là.
Vệ sinh thật kỹ các khe ở đầu núm hơi để không bị cặn bám.
Kiểm tra khoang chứa nước trước khi cắm điện, tránh trường hợp bị tràn nước hoặc nứt, vỡ.
Khi mặt bàn là bị gỉ, không dùng giấy nhám, dao để cạo. Hãy lấy một ít kem đánh răng, giấm hoặc dầu gió thoa nhẹ lên bề mặt, sau đó dùng vải mềm lau sạch.
Tuyệt đối không dùng nước làm nguội bàn là.
Kiểm tra dây và đầu phích cắm của bàn là trước khi sử dụng. Nếu ổ cắm bị ô-xy hoá do nhiệt độ cao ở chỗ tiếp xúc, cần phải đánh sạch bằng giấy nhám.
Nên sử dụng cầu chì riêng. Bàn là hơi nước có công suất lớn, có thể làm nổ ổ cắm và hỏng các thiết bị điện khác.
4. Các bước vệ sinh bàn là
Bước 1: Đổ đầy nước vào bình chứa. Sau đó để nút hơi nước ở số 0.
Bước 2: Cắm điện vào bàn là và vặn nút nhiệt ở mức nóng nhất đến khi rơ-le tự ngưng hoạt động.
Bước 3: Vặn dần nút hơi lên vị trí cao nhất.
Bước 4: Xả hơi cho đến khi bình nước trong bàn là cạn hết nước. Bằng cách này, cặn bám sẽ nhanh chóng biến mất.
Theo Tiếp Thị & Gia Đình
- Tự làm KFC tại nhà (16:09:00 12/04/2008)
- Những món giảm mệt mỏi (13:16:00 11/04/2008)
- Công dụng của trái cây (09:48:00 11/04/2008)
- Xử lý khi cặp nhiệt độ vỡ (10:34:00 10/04/2008)
- Giữ thực phẩm ngày hè (15:28:00 09/04/2008)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |