Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Biểu hiện điển hình của tự kỷ

09:46:50 23/09/2011

Chứng tự kỷ ở bé không còn xa lạ đối với hầu hết các phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không có khái niệm rõ ràng về nó.  Vậy, để nhanh chóng phát hiện bệnh nhằm đưa ra cách xử lý kịp thời, cha mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện điển hình của tự kỷ.

Dấu hiệu cảnh báo dưới 1 tuổi

Dạng bé “hiền”: cứ ăn rồi ngủ, đặt đâu nằm đó ít quấy khóc hoặc ê a. Ở dạng này, mẹ lại rất hay tự hào về bé vì cho rằng mới sinh ra mà bé đã rất “biết điều”, biết thương mẹ. Bé hầu như không đòi hỏi sự tương tác của người lớn.

Dạng bé “quậy”:

- Khóc vô cớ bất kể ngày đêm, không tìm ra lý do, không ai dỗ nổi (không phải khóc dạ đề). Khi khóc, rất thảm thiết, hay ưỡn người ra xa mẹ.

- Ít ngủ, khó dỗ ngủ (hoặc không ngủ), ngủ không sâu. Hay gồng người như thể vươn vai hay bị mỏi.

- Phản xạ nhai kém.

- Hiếm (hoặc không có) nụ cười. Dù còn nhỏ nhưng có vẻ mặt ưu tư như ông cụ non.

- 8-9 tháng vẫn không biết lạ. Ít chơi đồ chơi.

- Đến 1 tuổi vẫn không biết chỉ trỏ, không bi bô (bập bẹ).

 

Dấu hiệu bệnh lý từ 1 tuổi trở đi

- Ăn vạ thường xuyên, có vẻ là một bé “khó ưa”.

- Không muốn kết bạn, hầu như không tương tác với xung quanh.

- Ít hồi đáp khi nghe gọi tên, giao lưu bằng mắt rất kém.

- Các hoạt động có xu hướng bất biến (xem hoài những băng đĩa chương trình quen thuộc, “nghiện” một số món đồ dùng, bắt đi theo lộ trình quen thuộc, món ăn quen thuộc…).

- Khả năng tập trung (chú ý) rất kém hoặc không có.

- Rất kén ăn, khó ăn. Hoặc có những bé còn rất nhỏ nhưng lại ăn những thứ rất “người lớn” như hành tỏi sống (muối ớt, uống nước mắm…). Ăn đầy đủ nhưng vẫn suy dinh dưỡng hoặc ăn đúng chế độ chuẩn nhưng vẫn béo phì.

- Đi rất ít ngã (hoặc không hề ngã) dù mới biết đi (mẹ cũng rất hay tự hào về điều này). Chạy nhiều, đi ít, đi nhón chân, đi không biết đánh tay đong đưa.

- Hành vi khác lạ: hay xoay đồ vật (bánh xe đồ chơi, viết, lược...) hoặc tự xoay tròn. Tự hành hạ hoặc hành hạ người thân (túm tóc, cào cấu, cắn, đánh). Không biết nguy hiểm. Hay nói nhảm với nhiều âm nhưng vô nghĩa. Khó gội đầu cắt tóc, khó cắt móng tay móng chân. Hay chui vào góc nhà hoặc tìm chỗ vắng ngồi chơi một mình. Khó huấn luyện đi vệ sinh. Hay vẩy tay, ấn mắt, nhìn nghiêng, liếc…

- Rất hay rối loạn tiêu hóa không lý do (hơn 60% bé tự kỷ bị táo bón kinh niên, cá biệt có bé liên tục bị tiêu chảy vô cớ). Hay bị viêm hô hấp trên (viêm tai - mũi - họng, viêm amidal…) với tần suất rất cao. Hay sốt, thậm chí sốt định kỳ. Bác sĩ không tìm ra nguyên nhân thông qua xét nghiệm máu.

- Thở khó khi ngủ, có bé nửa đêm thức giấc, thở dốc.

- Ngôn ngữ: không có, mất dần hoặc không hoàn chỉnh. Thể hiện: không nói được từ đơn khi đã 16 tháng (từ có 1 chữ); không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi (từ có 2 chữ); nói khó, ghét nói; đã nói được, nói giỏi nhưng bỗng nhiên mất dần ngôn ngữ: nói ngày càng ít đi, và cuối cùng không chịu nói nữa, thường xảy ra ở độ tuổi từ 18 tháng đến khoảng gần 4 tuổi; nói suôn sẻ, nhưng không đúng ngữ cảnh (nội dung không liên quan đến hoàn cảnh – môi trường xung quanh).

Tùy theo tình trạng bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng, những triệu chứng nêu trên sẽ tăng từ ít tới nhiều. Nhưng nếu chỉ “vướng” vào một trong những biểu hiện đã nêu trên, thì bé cũng có thể trở thành một bệnh nhân tự kỷ, vì đây là những triệu chứng cực kỳ điển hình. Nếu bé “vướng” phải đến 35% các triệu chứng kể trên thì bé đã mắc bệnh ở mức trung bình, nghĩa là không có khả năng tự hồi phục.

Theo Lê Thị Phương Nga (Chuyên gia nghiên cứu trẻ em và trẻ chậm phát triển)
Sức Khỏe & Đời Sống

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo