Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chăm sóc bé chàm thể tạng
09:29:50 29/09/2011
Chàm thể tạng là bệnh viêm da mạn tính (không lây), thường xảy ra trên cơ địa có tiền sử bản thân (hay gia đình) bị suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hay viêm da thể tạng.
Bệnh thường khởi phát ở nhũ nhi và khó chữa hết dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một số lưu ý dưới đây giúp chăm sóc bé bị chàm thể tạng ở nhà:
Vệ sinh, tắm rửa
- Tắm nước ấm, không quá 2 lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút.
- Dùng sữa tắm dịu-nhẹ, có pH trung tính hay axit nhẹ (pH = 4,5 - 6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm.
- Lau khô bé sau tắm bằng khăn tắm mềm (mịn), không chà mạnh lên da bé.
- Thoa chất giữ ẩm (vaselin, physiogel, cetaphil, oilatum...) thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3 - 4 lần.
- Khi tắm biển (tắm ở bể bơi), nên tắm trước và sau khi bơi bằng nước sạch, để hạn chế khô da do nước biển và kích ứng da do chất cloride dùng để sát trùng trong hồ bơi.
- Không nên tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa.
Áo quần
- Mặc quần áo, găng tay, tất bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.
- Không mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.
Tránh cào, gãi
- Cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa, gãi làm tăng nhiễm trùng da.
- Nếu bé cào gãi nhiều, nên mang tất, găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.
Phòng ốc
- Phòng thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.
- Không để nhiệt độ phòng quá nóng (quá lạnh) hay độ ẩm quá thấp.
Ăn uống
- Chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn.
- Uống nhiều nước.
- Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
Tâm lý
- Tạo tâm lý cho bé và gia đình luôn vui tươi, thoải mái.
- Tránh căng thẳng, nhất là trong các đợt thi cử, học hành.
Chú ý: Không hôn gần vị trí tổn thương da của bé, vì dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, người có bệnh thủy đậu (viêm da Herpes, lở môi, miệng) tuyệt đối tránh gần bé vì dễ gây cho bé bị bệnh mụn mủ dạng thủy đậu (là bệnh nặng), có nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Không tiêm văcxin thủy đậu trong giai đoạn tiến triển của bệnh chàm, vì có thể đưa đến biến chứng bệnh mụn mủ dạng thủy đậu.
- Không tự ý dùng thuốc, nhất là corticoid vì có nhiều tai biến và tác dụng phụ.
Bệnh thường khởi phát ở nhũ nhi và khó chữa hết dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tổn thương chàm ở bàn tay. |
Vệ sinh, tắm rửa
- Tắm nước ấm, không quá 2 lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút.
- Dùng sữa tắm dịu-nhẹ, có pH trung tính hay axit nhẹ (pH = 4,5 - 6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm.
- Lau khô bé sau tắm bằng khăn tắm mềm (mịn), không chà mạnh lên da bé.
- Thoa chất giữ ẩm (vaselin, physiogel, cetaphil, oilatum...) thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3 - 4 lần.
- Khi tắm biển (tắm ở bể bơi), nên tắm trước và sau khi bơi bằng nước sạch, để hạn chế khô da do nước biển và kích ứng da do chất cloride dùng để sát trùng trong hồ bơi.
- Không nên tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa.
Áo quần
- Mặc quần áo, găng tay, tất bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.
- Không mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.
Tránh cào, gãi
- Cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa, gãi làm tăng nhiễm trùng da.
- Nếu bé cào gãi nhiều, nên mang tất, găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.
Phòng ốc
- Phòng thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.
- Không để nhiệt độ phòng quá nóng (quá lạnh) hay độ ẩm quá thấp.
Ăn uống
- Chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn.
- Uống nhiều nước.
- Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
Tâm lý
- Tạo tâm lý cho bé và gia đình luôn vui tươi, thoải mái.
- Tránh căng thẳng, nhất là trong các đợt thi cử, học hành.
Chú ý: Không hôn gần vị trí tổn thương da của bé, vì dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, người có bệnh thủy đậu (viêm da Herpes, lở môi, miệng) tuyệt đối tránh gần bé vì dễ gây cho bé bị bệnh mụn mủ dạng thủy đậu (là bệnh nặng), có nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Không tiêm văcxin thủy đậu trong giai đoạn tiến triển của bệnh chàm, vì có thể đưa đến biến chứng bệnh mụn mủ dạng thủy đậu.
- Không tự ý dùng thuốc, nhất là corticoid vì có nhiều tai biến và tác dụng phụ.
Ths. BS. Nguyễn Đình Huấn
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Tin liên quan
- Bé bị viêm vi cầu thận cấp (11:46:00 28/09/2011)
- Bé 3 tuổi bị dừa rơi vào đầu (09:09:00 27/09/2011)
- Bé nhập viện vì sặc hạt lạc, hạt dưa (17:06:00 25/09/2011)
- Biểu hiện điển hình của tự kỷ (10:16:00 23/09/2011)
- Nuôi dưỡng bé sinh non (09:52:00 22/09/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Chăm sóc bé chàm thể tạng
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo