- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Những lỗi cần tránh khi nuôi con
Trong việc nuôi con, đôi khi do không biết hoặc do quan niệm, thói quen, học theo kinh nghiệm của người khác mà một số cha mẹ mắc sai lầm.
Những điểm sau cần tránh:
Ninh nấu quá lâu thức ăn cho bé
Nhiều người khi nấu ăn cho bé thường ninh thật lâu vì cho rằng chất bổ trong xương, thịt sẽ tiết ra hết. Thực ra, việc ninh quá nhừ sẽ làm kết tủa hết các chất dinh dưỡng trong thịt, xương. Vì vậy, khi chế biến cho bé, nên xay, giã thực phẩm thay vì hầm lâu. Đối với rau củ quả, cần nấu nhanh và ăn nóng để không mất vitamin C.
Cho bé ăn sam (ăn dặm, ăn bổ sung) quá sớm
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó mới cho ăn bổ sung. Tuy nhiên, nhiều gia đình cho bé ăn bột từ 3 tháng tuổi. Điều này không có lợi cho bé vì không những không tăng dinh dưỡng mà còn gây khó khăn cho việc bé hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Đó là chưa kể tình trạng mất vệ sinh, sai quy cách trong chế biến. Điều này có thể làm bé bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hóa khác.
Cho bé ăn quá nhiều
Nhiều gia đình hiện nay cho bé ăn quá nhiều bữa và nhiều chất dinh dưỡng vượt quá khả năng hấp thu của bé. Khi bé ăn quá nhiều và kéo dài sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải, bé dễ bị béo phì và có nguy cơ bị đau dạ dày về sau.
Cho bé ăn quá ít
Một số khuyến cáo của Uỷ ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng Mỹ: - Không để bé nằm ngủ trong giường người lớn hay giường có chăn đệm mềm.
Ngược lại, một số gia đình lại coi bé như một người lớn thu nhỏ, cho rằng người lớn ăn ba bát cơm mỗi bữa thì bé nhỏ cần ăn một bát. Trong khi trên thực tế, nhu cầu năng lượng/kg cân nặng của bé lớn hơn nhiều so với người lớn. Cha mẹ nên tham khảo các hướng dẫn của các chuyên gia để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé.
- Cho bé nằm ngủ trong cũi. Cũi này phải tuân thủ các quy định chuẩn, đệm phải cứng và vừa với giường.
- Không dùng thêm đệm thứ hai vì bé có thể bị ngạt trong khoảng giữa hai tấm đệm.
- Không cho thêm các vật dụng mềm như chăn, búp bê, gối ôm và gối đầu vào giường.
- Đặt bé nằm ngửa khi ngủ, không cho bé nằm sấp.
Cho bé ăn đêm
Nếu bé đã đủ cân theo lứa tuổi mà vẫn khóc đòi ăn vào khoảng 2h sáng thì đó là do thói quen chứ không phải vì đói. Thay vì vội vàng cho ăn, bạn hãy thử để bé tự ngủ lại. Hầu hết các bé sau 3–4 tháng tuổi đều có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm nếu bố mẹ biết cách tạo điều kiện cho chúng.
Không cho ra ngoài hoặc bọc bé quá kín
Nhiều gia đình quan niệm bé còn non nớt, sức chịu đựng trước môi trường thiên nhiên còn kém nên không cho bé ra ngoài chơi vì sợ bị lạnh, bị ốm. Tuy nhiên, việc mặc cho bé quá nhiều quần áo, không cho ra ngoài… sẽ khiến bé bức bối khó chịu. Hơn nữa, nếu ở lâu trong nhà bé sẽ bị còi xương do thiếu vitamin D. Mỗi ngày, bé cần được tắm nắng trong 10–15 phút (tốt nhất là ánh sáng buổi sớm trước 9h) để bé có thêm nguồn vitamin D, giúp hấp thu canxi và chống bệnh còi xương.
Đặt bé vào giường với một núm vú giả, bình sữa
Con bạn thích ngậm núm vú giả, uống sữa khi ngủ. Cha mẹ đừng chiều con vì ngậm núm vú giả nhiều, răng của bé sẽ bị hô còn mút bình sữa trước và trong khi ngủ sẽ khiến răng của bé bị vàng và dễ bị sâu.
Lẫn lộn ngày và đêm
Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp độ ngủ tự nhiên bằng cách giữ cho phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ chợp ban ngày. Còn buổi tối thì đừng để ánh sáng lọt vào phòng.
Quá nhiều người ngủ chung giường với bé
Đã có nhiều trường hợp bé sơ sinh bị thiếu ôxy do ngủ cùng nhiều thành viên trong gia đình. Cũng do ngủ cùng nhiều người nên đã có bé bị tử vong do bị cha, mẹ hoặc anh chị đè lên mũi bé.
Tắm cho bé bằng nước dừa
Một số người nghĩ rằng tắm cho bé bằng nước quả dừa sẽ khiến bé có làn da trắng hồng. Thực tế, đã có bé phải vào viện điều trị do da bị viêm nhiễm vì lượng đường trong nước dừa lưu lại trên da của bé là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi.
Không kiểm tra kỹ bao tay, bao chân cho bé
Trước khi xỏ bao tay, chân cho bé cần lộn ngược các bao tay bao chân kiểm tra xem nếu có các sợi chỉ dài cần phải cắt bỏ chúng ngay. Những sợi chỉ nhỏ này có thể cuộn chặt vào ngón tay, chân gây đau đớn cho bé.
Không bít các ổ điện
Nhiều gia đình có bé nhưng rất chủ quan, không dùng băng dính bít các ổ điện lại. Đã có trường hợp bé nghịch, nhặt đinh hay que kim loại đút vào ổ điện để chơi, hậu quả là bé bị điện giật. Tốt nhất nên sử dụng ổ điện an toàn hiện đang có trên thị trường.
Theo Gia đình & Trẻ Em
- Chọn thực phẩm mùa đông cho bé (09:03:00 10/01/2011)
- Sởi, thủy đậu 'vào mùa' (10:22:00 07/01/2011)
- Bé ho có đờm, thở khò khè (10:07:00 06/01/2011)
- Không nên cho bé ăn nhiều chocolate (08:39:00 05/01/2011)
- Cho bé ăn trứng hợp lý (09:32:00 04/01/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |