- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chăm bé tiêu chảy tại nhà
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong cho bé ở các nước đang phát triển. Trên toàn thế giới, hàng năm mỗi bé mắc trung bình 3,3 đợt tiêu chảy, nhưng ở một số vùng có thể mắc hơn 9 đợt. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp là do siêu vi, kế đến là vi trùng, ký sinh trùng và một số tác nhân khác.
Hậu quả cho bé
Tiêu chảy làm bé bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể bé nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp.
Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng. Lý do chính là bé ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của bé lại cần phải cao hơn để chống lại bệnh.
Khi tiêu chảy cần nhập viện không
Điều may mắn là hiện nay đã có các biện pháp điều trị hiệu quả và đơn giản. Hầu hết các trường hợp không còn cần thiết phải nhập viện (không tới 3%, theo số liệu của khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi Đồng 1) mà có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ quyết định chế độ điều trị, nhập viện hay có thể điều trị và theo dõi tại nhà.
Khi bé không cần nằm viện, những người trong gia đình, nhất là bà mẹ giữ một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong việc chăm sóc bé bị tiêu chảy tại nhà. Nếu biết chăm sóc bé bệnh một cách đúng đắn, bé sẽ tránh được nguy hiểm, mau khỏi bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Chăm sóc bé bị tiêu chảy tại nhà
Để chăm sóc một bé bị tiêu chảy đúng cách, cần làm tốt 3 nguyên tắc sau đây:
1. Cho bé uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy.
2. Cho bé ăn và bú nhiều bữa hơn thường ngày để có sức, mau khỏi bệnh.
3. Cho bé tái khám đúng lúc để được theo dõi và xử trí kịp thời.
1. Cho bé uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy
Dung dịch ORESOL Cách pha dung dịch ORESOL: cả một gói ORESOL pha với 1 lít nước. Cách uống: tùy theo lứa tuổi (lượng nước uống có ghi trên gói ORESOL) - Dưới 2 tuổi: 50-100 ml sau mỗi lần tiêu lỏng. - Từ 2 đến 10 tuổi: 100-200 ml sau mỗi lần đi tiêu lỏng. - Trên 10 tuổi: uống tùy thích đến khi hết khát.
Bé bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và nôn. Có thể phòng mất nước cho bé nếu cho uống đủ lượng dịch ngay khi mới bị tiêu chảy.
Là một dung dịch điện giải, không có tác dụng cầm tiêu chảy nhưng lợi ích của nó là rất hiệu quả trong việc bù lại số lượng nước và các chất điện giải (muối) bị mất qua phân.
Dung dịch này thường được bác sĩ dùng để chữa mất nước do tiêu chảy. Và bạn tuyệt đối phải theo đúng hướng dẫn về cách pha, cách sử được ghi rõ trong toa thuốc. Để ngừa mất nước, bạn chỉ cho bé uống dung dịch này sau mỗi lần bé tiêu lỏng (nhớ là phải sau khi bé tiêu lỏng).
Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại “nước” rất tốt, cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt và mỗi bữa cho bé bú lâu hơn. Nếu con của bạn được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần sữa mẹ và nước chín là đủ.
Các trường hợp khác cần cho bé uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi.
Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên nếu bé quá “thèm”, bạn có thể dùng nhưng phải pha loãng ít nhất 3-4 lần. Tránh các thức uống có cafe.
Cho bé uống nhiều tùy theo khả năng của bé. Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu bé lớn hơn). Nếu bé bị nôn thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho bé uống lại nhưng chậm hơn.
2. Cho bé ăn và bú nhiều hơn thường ngày
Nếu bé còn bú mẹ, bé cần được bú nhiều hơn và mỗi cữ bú lâu hơn. Cho bé ăn thành nhiều bữa, thêm ít nhất 2 bữa so với những ngày không bệnh. Ăn uống chậm.
Nếu bé còn bú bình, tốt nhất nên dùng muỗng đút sữa chậm.
Về thực phẩm, nên cho bé ăn đủ 4 nhóm, đừng quên nhóm dầu, mỡ. Thức ăn cần nấu nhừ. Cho bé ăn thêm trái cây tươi như chuối, nho, cam, xoài... Nói chung các thức ăn hàng ngày của bé trước tiêu chảy đều có thể dùng, nếu phù hợp lứa tuổi.
Không kiêng ăn, không kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa. Thường thì bạn không cần phải đổi sữa, nhưng trong một số ít trường hợp có thể bác sĩ sẽ cho đổi một loại sữa đặc biệt, khi đó bạn hãy đổi sữa cho bé và hiếm khi bé phải dùng loại sữa này quá hai tuần.
Tuyệt đối không được bắt bé nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và rất nguy hiểm. Thực tế dù bé tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Cho bé ăn sớm sẽ có tác dụng tốt lên tiến trình của bệnh.
Bạn cũng nên ăn và uống thêm để “có sức” mà lo cho bé.
3. Cho bé tái khám đúng lúc để được theo dõi và xử trí kịp thời khi bệnh diễn tiến nặng.
Cần đưa bé đến cơ sở y tế
Tiêu chảy thường sẽ giảm sau 5-12 ngày, bé bắt đầu chơi, đòi ăn trở lại và lúc này bạn nhớ cho bé ăn thêm mỗi ngày một bữa trong ít nhất hai tuần để “phục hồi” sức khỏe.
Một số ít bé bị tiêu chảy có thể diễn biến phức tạp. Trong thời gian chăm sóc tại nhà, cũng cần phát hiện những diễn biến không thuận lợi và nhanh chóng đưa bé khám lại ngay để được xử trí kịp thời.
- Bé bỏ ăn, bỏ bú.
- Bé mệt, bệnh nhiều hơn.
- Bé rất khát nước; nôn liên tục; sốt; tiêu ra phân có máu; li bì, khó đánh thức; co giật.
BS Hoàng Lê Phúc (Trưởng khoa tiêu hóa, BV Nhi Đồng 1)
- Phòng bệnh tai mũi họng mùa lạnh (09:09:00 02/12/2010)
- Xử lý đúng khi bé bị nghẹt mũi (09:26:00 01/12/2010)
- TP HCM: Cho bé uống vitamin A lần 2 (08:04:00 30/11/2010)
- Hôi miệng ở bé dưới 2 tuổi (08:12:00 29/11/2010)
- Đục thủy tinh thể vì đồ chơi đập vào mắt (08:18:00 26/11/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |