- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé nổi hạch bên phải cổ
'Con tôi được 4 tuổi, cách đây một vài hôm tôi thấy bên phải cổ (phía dưới tai) của cháu xuất hiện một hạch to bằng hạt đậu đen. Xin hỏi hạch cổ như vậy có nguy hiểm không?' Lý Thị Hải (Ninh Bình).
Trả lời:
Trong cơ thể người, hạch nằm ở nhiều nơi như vùng cổ (trên xương đòn, nách và bẹn). Bình thường, hạch ở thể chìm (không sờ thấy được), chỉ đến khi hạch phải hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật thì mới sưng to (chức năng của hạch là sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh).
Ở bé trong độ tuổi từ 4-12, tổ chức bạch huyết phát triển mạnh và rất nhạy cảm với các yếu tố nhiễm khuẩn nên hay vị viêm hạch vùng cổ, vùng dưới hàm, hạch có thể to nhỏ khác nhau.
Nguyên nhân gây viêm hạch cổ này khá phức tạp, có thể do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm hoặc ung thư. Trên thực tế, nguyên nhân gây hạch thường nằm ở vùng lân cận, con bạn bị viêm hạch cổ có thể do tổn thương vùng răng miệng (viêm quanh răng, viêm lợi, niêm mạc miệng, viêm quanh cuống răng…), do tổn thương ở da hoặc do viêm họng, viêm amidan.
Ngoài ra, hạch cổ cũng có thể là dấu hiệu của lao hạch, bệnh Hodgkin và cũng có thể là biểu hiện của các bệnh ung thư hạch, ung thư di căn vào hệ hạch bạch huyết, sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp…
Việc xác định hạch đó là gì cần phải được bác sĩ thăm khám kỹ càng qua sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có).
Nếu nghi ngờ là ung thư, bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng xung quanh (mũi họng, thanh quản…), sinh thiết hạch để xác định bệnh lành tính hay ác tính.
Trường hợp của bạn, nên cho con đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng nhi để biết nguyên nhân gây nổi hạch, từ đó mới có chỉ định điều trị đúng.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
- Chăm sóc mắt cho bé sơ sinh (08:35:00 09/12/2010)
- Nhận định sai về tiêu chảy do Rotavirus (11:04:00 08/12/2010)
- Hỏi - đáp về bệnh tiêu hóa ở bé (07:39:00 07/12/2010)
- Sàng lọc thính lực sau sinh (00:33:00 06/12/2010)
- Chăm bé tiêu chảy tại nhà (08:16:00 03/12/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |