- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nguyên nhân và ứng phó với bé ngủ ngáy
Ngáy do tắc nghẽn hệ hô hấp khi ngủ. Nguyên nhân thể chất gây ngáy ở bé là amidan to. Béo phì cũng góp phần tăng ngủ ngáy. Ngủ ngáy còn có thể liên quan đến rối loạn hành vi ở bé như khó khăn trong học tập và buồn ngủ ngày liên tục.
Ngáy do cảm: Một số người mẹ lần đầu tiên phát hiện con mình ngủ ngáy là khi bé bị cảm và chảy nước mũi. Ngáy có liên quan đến dị ứng, nhiễm khuẩn hô hấp có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng ngáy to, thường xuyên là không bình thường với sức khỏe bé.
Ngáy do dị ứng: Ngáy ở bé có thể do dị ứng, điển hình là ô nhiễm không khí; và những bé mắc dị ứng còn mắc chứng ngưng thở tạm thời trong lúc ngủ (đột nhiên ngừng thở vài giây hoặc thở có quãng) nhưng không phải bé nào ngáy cũng ngưng thở khi ngủ.
Ngủ ngáy do viêm amidan: viêm amidan kéo dài sẽ khiến bé bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của bé (do não thiếu oxy). Do phải há miệng để thở nên bé có dấu hiệu như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ…
Các nguyên nhân khác khiến bé bị ngủ ngáy là do bé bị ngạt mũi, bé có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, bé ngủ với tư thế gây chèn ép lên vùng họng…
Giải pháp khi bé ngáy
Nếu nghi ngờ bé ngủ ngáy do sức khỏe kém, bạn nên đưa con đi khám ngay. Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, tất cả những bé ngủ ngáy nên được kiểm tra trục trặc giấc ngủ. Hãy thông báo với bác sĩ nhi khoa kiểu ngủ ngáy của con mà bạn quan sát được. Nên nhớ, phần lớn các bé thỉnh thoảng mới ngủ ngáy nhưng nếu bé nhà bạn ngáy to và thường xuyên thì bé cần được đi khám.
Với bé thừa cân, bạn nên áp dụng dinh dưỡng hợp lý và duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao cho bé (bao gồm cả việc hạn chế bé xem tivi). Bạn cũng nên hạn chế khói thuốc trong phòng ngủ của con.
Cân điều chỉnh gối và tư thế ngủ cho bé. Cho bé ngủ trên một chiếc gối thấp hơn để không gây sức ép lên vùng cổ họng. Bạn nên chọn loại gối nhỏ, mềm và cao khoảng 3-5cm. Nằm nghiêng là tư thế ngủ có thể hạn chế được tiếng ngáy của bé so với tư thế nằm ngửa. Mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cổ cho bé.
Ngủ ngáy khiến bé học kém: Nếu bé bước vào tuổi đi học, chứng ngủ ngáy có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Các bé ngủ ngáy dễ bị lo lắng, suy nhược thần kinh, hiếu động thái quá, sức tập trung giảm sút. Vì vậy, bạn nên đưa bé đi khám sớm nếu bé ngủ ngáy kéo dài 1-2 tháng, bé mệt mỏi kèm theo dấu hiệu học tập sút kém.
Ngọc Huê (Theo Askamun)
- Cách trị chấy rận cho bé (15:31:00 07/08/2010)
- Bổ sung dinh dưỡng khi bé lười uống sữa (13:41:00 06/08/2010)
- Biểu hiện bệnh khi bé kém tập trung vì hiếu động (10:29:00 05/08/2010)
- Dinh dưỡng hỗ trợ bé thông minh (08:38:00 04/08/2010)
- Không tự ý dùng men vi sinh (09:39:00 03/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |