- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Lưu ý khi tắm nước dừa cho con
Không ít người mẹ mới sinh truyền nhau kinh nghiệm tắm nước dừa cho con để bé có làn da trắng hồng, mịn màng. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, nước dừa không những không thể làm trắng da mà còn gây nguy cơ viêm da, hăm lở da ở bé sơ sinh.
Cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi trên da
Sinh con vào mùa hè sẵn có nhiều dừa nên Thắm (Gia Lâm, Hà Nội) đã mua nhiều dừa non về tắm cho con với mong ước bé sẽ có làn da trắng hơn bố mẹ. Theo hướng dẫn của mấy cô bạn, ngày nào chồng Thắm cũng chăm chỉ bổ hai quả dừa pha nước tắm cho con. Mới chỉ ba bốn hôm tắm nước dừa, da bé đã bị nổi mụn, mẩn đỏ. Đưa con đi khám Thắm mới tá hỏa khi biết bé bị viêm da chỉ vì tắm nước dừa.
Ảnh minh họa. |
BS Nguyễn Lê Hoa (trưởng khoa Phụ nữ và trẻ em, Viện Da liễu Quốc gia) cho biết, da bé trắng hay đen là do quy định lượng melamine có trong tế bào da, được di truyền từ da bố mẹ. Nước dừa không thể quyết định được tính chất da, màu da, do đó không thể có khả năng giúp làn da của bé trắng lên như nhiều người suy nghĩ.
"Nước dừa có chứa nhiều chất protein, chất béo vì thế nếu có dùng để tắm sẽ chỉ giúp dưỡng da cho bé mà thôi, chứ còn với mong muốn trắng da thì không nên hy vọng" - BS Hoa nói. Nếu muốn tắm nước dừa cho bé chỉ nên dừng lại 1 lần/tuần. Tuy nhiên, khi tắm phải hết sức chú ý đến nguy cơ có thể có đối với làn da của bé. Vì nước dừa chứa nhiều chất, lại ngọt nên sẽ là miếng mồi ngon để kiến bâu vào. Chỉ cần sót lại một tí trên da cũng có thể khiến cả đàn kiến cắn đỏ da bé.
Hơn nữa, da bé lại rất nhăn nheo, và nhiều kẽ nách, trong khi đó các bà mẹ tắm cho bé thường không dám kỳ cọ vì sợ bé đau, nên nguy cơ nước dừa bị sót lại trên da là rất cao. "Nước dừa nhiều chất nếu tụ trên da sẽ là cơ hội của vi khuẩn sinh sôi, từ đó khiến bé hăm, lở da là điều khó tránh" - BS Hoa nhấn mạnh.
ThS. BS Trương Ngọc Dương (chuyên khoa Nhi, Học viện Quân y) cũng khẳng định, hoàn toàn không thể có cách can thiệp bằng nước tắm nào để làm trắng da cho bé sơ sinh. Nếu muốn tắm nước dừa cho con cần chú ý tráng thật sạch bằng nước ấm, không để nước dừa còn dính lại trên da bé.
Tắm bằng nước đun sôi để nguội
Theo ThS. BS Dương, tốt nhất trong hai tháng đầu nên tắm cho bé bằng nước đun sôi để nguội, pha đủ ấm (khoảng 36-38ºC). Cách làm này không phải là quá cẩn thận, bởi nước vòi vẫn có độ nhiễm khuẩn cao, trong khi da bé mới sinh còn rất non nớt và dễ mẫn cảm. Để tránh "chất gây" trên da em bé, có thể pha thêm một chút nước cốt chanh vào chậu tắm, vừa làm sạch da, vừa giúp cho da bé mát mẻ, đỡ rôm sẩy.
Đối với một số trường hợp viêm da nhẹ (chàm hay dị ứng), cha mẹ cần tư vấn của bác sĩ để sử dụng các loại dung dịch tắm có chứa hoạt chất kháng sinh; Hoặc dùng các loại lá Đông y có chất kháng sinh như trà xanh, mướp đắng, lá hoàng đằng... để tắm cho bé theo cách dân gian.
Tuy nhiên, khi dùng lá tắm cần chú ý rửa thật sạch và đun sôi, rồi gạn lấy phần nước trong pha tắm cho bé. Không nên lạm dụng việc tắm lá hằng ngày cho bé, mà cần phải theo dõi phản ứng của da bé.
Theo Khoa Học & Đời Sống
- Chọn sữa tốt cho bé (09:28:00 28/07/2010)
- Tập cho bé uống nước rau củ (10:37:00 27/07/2010)
- Phòng kiết lỵ cho bé ngày hè (20:07:00 25/07/2010)
- Cách vỗ ợ hơi cho bé (09:08:00 23/07/2010)
- Nhận biết u não ở bé (09:21:00 22/07/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |